Quận 7 – điểm đến lý tưởng để kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh
Quận 7 là một quận nằm ở phía Nam của Tp. Hồ Chí Minh, gần đây quận 7 thay đổi và phát triển nhanh chóng, là một trong những khu vực thuận lợi cho việc kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu thành lập công ty tại Quận 7 ngày càng tăng. Tuy nhiên, thủ tục và quy trình thành lập công ty theo bộ luật doanh nghiệp mới của nhà nước thì khá rắc rối, phức tạp và khó hiểu. Chính vì vậy, Inslaw sẽ nêu ra các giai đoạn cần thiết, trình tự các bước tiến hành thủ tục một cách tóm tắt để bạn có thể nắm rõ và chuẩn bị tốt hơn cho việc thành lập công ty nhé.
Chuẩn bị những thông tin để thành lập công ty tại quận 7
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Bước đầu tiên khi thành lập công ty tại Quận 7, bạn cần xác định xem mong muốn phát triển và quy mô công ty ở mức độ như thế nào, từ đó lựa chọn ra loại hình doanh nghiệp thích hợp. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những quy định riêng, bạn cần nắm rõ những khác biệt cơ bản để chọn loại hình công ty phù hợp với mục đích, quy mô của công ty.
Mỗi loại hình công ty đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, và tùy thuộc vào sản phẩm cũng như dịch vụ mà bạn muốn kinh doanh và những quy định pháp luật về việc mở doanh nghiệp ở quận 7. Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý đến những chi tiết nhỏ khi đăng ký thành lập để tránh phạm sai lầm. Các yếu tố, giấy tờ mà công ty bạn cần cân nhắc để lựa chọn loại hình doanh nghiệp bao gồm thuế, tính pháp nhân, khả năng chuyển nhượng (hoặc bổ sung, thay thế), quy mô doanh nghiệp, quyền phát hành chứng khoán. Hiện nay Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
Bước 2: Lựa chọn thành viên hoặc cổ đông công ty
Lựa chọn các thành viên hoặc cổ đông cho công ty. Bạn cần lưu ý rằng số lượng thành viên hoặc cổ đông sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Vì vậy, bạn cũng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định và xác định những thành viên hoặc cổ đông công ty. Chủ doanh cần chuẩn bị bản sao còn hạn của hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân tất cả thành viên hoặc cổ đông.
Bước 3: Xác định tên doanh nghiệp
Xác định tên doanh nghiệp theo quy định đặt tên của pháp luật, không được có những thông tin hoặc kí tự mà Nhà nước không cho phép. Để tránh trường hợp đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn tên doanh nghiệp, bạn có thể kiểm tra tên doanh nghiệp đã đăng ký tại cổng thông tin quốc gia. Ngoài ra, bạn cũng phải lưu ý đặt tên và ký tự trong tên theo đúng quy định đặt tên doanh nghiệp của pháp luật. Tên doanh nghiệp cần được phải ghi tại trụ sở doanh nghiệp.
Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở chính
Xác định địa chỉ trụ sở chính của công ty (thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty), đây sẽ là nơi liên lạc chính của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Địa chỉ đặt trụ sở chính phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như: Số nhà, hẻm, đường, phường, quận, thành phố, tỉnh. Địa chỉ càng rõ ràng chính xác thì càng có lợi cho doanh nghiệp khi làm việc với cơ quan thuế, tránh mất mát các công văn, thông báo được gửi từ cơ quan thuế.
Bước 5: Xác định vốn điều lệ
Xác định vốn điều lệ để thành lập công ty tại Quận 7. Hiện nay nhà nước không quy định một số vốn điều lệ cụ thể để thành lập. Số vốn sẽ được quyết định bởi khả năng của những thành viên thành lập công ty và được ghi vào điều lệ công ty.
Số vốn điều lệ cũng có thể xác định dựa trên trên vốn pháp định (nếu có). Tuỳ ngành nghề mà sẽ có quy định một mức vốn pháp định khác nhau. Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 thì vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp. Vậy nên, khi thành lập công ty, bạn cần lưu ý về mức vốn pháp định của ngành nghề dự kiến đăng ký kinh doanh.
Bước 6: Xác định chức danh người đại diện
Xác định chức danh người đại diện của công ty theo quy định pháp luật (Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2020)
Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh
Xác định ngành nghề kinh doanh ngoại trừ các ngành nghề bị cấm như vũ khí, thuốc cấm,…
Tiến hành các thủ tục thành lập công ty
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ doanh nghiệp
Soạn thảo hồ sơ doanh nghiệp một cách chi tiết và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật (Điều 20 Nghị định 43)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh
Tới Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh nộp hồ sơ đã chuẩn bị như quy định. Không bắt buộc là người đại diện phải đi nộp, người đại diện có thể uỷ quyền cho người khác nộp thay và người nộp thay cần có giấy uỷ quyền trong trường hợp này. Nếu hồ sơ hợp lệ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp trong 3 đến 5 ngày.
Làm con dấu pháp nhân và những thủ tục sau khi thành lập công ty
Làm con dấu pháp nhân
Bước 1: Đến cơ sở khắc dấu cùng bản sao Giấy chứng nhận doanh nghiệp để khắc con dấu pháp nhân.
Bước 2: Nhận con dấu pháp nhân, khi đến cần mang theo Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản gốc. Trong trường hợp người đại diện không đi lấy được thì có uỷ quyền (bằng văn bản) cho người khác.
- Công ty có toàn quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu (theo Luật doanh nghiệp 2014). Sau khi hoàn thành con dấu, công ty bắt buộc phải thông báo mẫu với cơ quan đăng ký doanh nghiệp con dấu để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia.
- Nếu không thông báo về con dấu, con dấu của công ty sẽ hoàn toàn không có hiệu lực và không có sự bảo vệ từ pháp luật về quyền lợi công ty.
Những thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp theo quy định
- Bước 1: Đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại TP. Hồ Chí Minh theo quy định.
- Bước 2: Đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số (Luật số 21/2012/QH13)
- Bước 3: Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải công bố thông tin thành lập trên Cổng thông tin quốc gia. Công ty cần thông báo đầy đủ thông tin đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
- Bước 4: Nộp tờ khai và nộp lệ phí (thuế) môn bài.
- Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
- Bước 6: Công ty mua, đặt in hoặc tự in hóa đơn theo quy định. Công ty bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở chính của công ty.
- Bước 7: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (giấy chứng nhận hành nghề, giấy phép con, các chứng chỉ,…)
Sau khi đọc bài viết trên bạn đã hình dung rõ hơn về những thứ cần chuẩn bị và các bước tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Quận 7 hơn chưa? Những thủ tục này nhìn chung thì đơn giản nhưng lúc thực hiện cũng rất phức tạp nên tốt nhất là bạn hãy nhờ đến các dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ làm hồ sơ của dịch vụ Inslaw để nhanh chóng và thành công. Chúc bạn gặp thuận lợi trong việc thành lập doanh nghiệp ngay tại Quận 7.
Bạn đang xem bài viết “Thành lập công ty tại Quận 7 nhanh trong ngày chỉ 599K” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW – Tư Vấn Doanh Nghiệp
Xem các đơn hàng khác