Thành lập doanh nghiệp là việc cần thiết đầu tiên của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có mong muốn hoạt động kinh doanh. Thành lập doanh nghiệp giúp xác định tư các cách chủ thể tham gia các quan hệ xã hội, được pháp luật công nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Thành lập doanh nghiệp là gì?
Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo thủ tục mà pháp luật quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hình thành nên một doanh nghiệp. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc nhằm xác lập tư cách pháp lý của chủ thể tham gia kinh doanh
Tại sao phải thành lập doanh nghiệp?
- Giúp xác định tư cách chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật, được nhà nước công nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp,
- Giúp nhà nước dễ dàng kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nhà nước có thể để ra các phương hướng phát triển kinh tế phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng đã đề ra.
- Theo quy định pháp luật là cách công khai đến mọi cá nhân tổ chức biết đến Doanh nghiệp được hợp pháp, giúp các chủ thể khác nắm bắt được thông tin, yên tâm khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp đó.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Chỉ với 4 bước đơn giản có thể thành lập được một doanh nghiệp:
Bước 1: Chọn loại hình Doanh nghiệp
Hiện nay theo pháp luật hiện hành có 4 loại hình doanh nghiệp là: Công ty hợp danh, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân.
Tùy theo mỗi nhu cầu của khách hàng có thể thành lập các loại hình doanh nghiệp tương ứng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Doanh nghiệp
Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có chuẩn bị hồ sơ tương ứng.
- Công ty TNHH.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, CMND , hộ chiếu của cá nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập doanh nghiệp
(Đối với nhà dầu tư nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo luật Đầu tư.)
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh
Tổ chức, cá nhân thành lập nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở hoặc nộp qua mạng điện tử tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Khi nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần, giảm một nửa so với trước đây (Căn cư tại Thông tư 130/2017/TT-BTC).
Bước 4: Nhận kết quả và công bố thông tin về doanh nghiệp
Nhận kết quả:
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thời gian nhận được kết quả là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ
Khi có thông báo từ Phòng Đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp sẽ đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công bố thông tin:
Sau khi Doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày các nội dung sau đây:
- Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính
- Vốn điều lệ
- Thông tin nhân thân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Ngành, nghề kinh doanh
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
Các chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp?
Các chi phí phát sinh trước khi thành lập có thể gồm:
- Chi phí Thuê văn phòng, trụ sở
- Chi phí thuê và đào tạo nhân viên
- Mua sắm trang thiết bị
- Quảng cáo
- Lệ phí nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư
- ….
Theo khoản 3 điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC với các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu có hóa đơn chứng từ đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Nội dung bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?
Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm các nội dung sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp( Theo mẫu tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân (Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.)
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp phải gửi Thông báo thành lập doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp.
Trường hợp tại nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Cách thực hiện: Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử tại dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp Doanh nghiệp đăng ký trực tiếp:
Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản (Nêu rõ lý do) trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Trường hợp Doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử
Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng chữ ký số công cộng:
Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được mã số doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng cho doanh nghiệp (có nêu rõ lý do)
Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin hồ sơ sang cơ quan thuế để lập mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Phòng Đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm xem xét và gửi thông báo cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ qua mạng điện tử
Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phải đối chiếu hồ sơ bản giấy với hồ sơ đã gửi qua mạng điện tử của doanh nghiệp. Nếu nội dung đối chiếu thống nhất sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp coi như không có hiệu lực.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của bộ hồ sơ. Trường hợp bộ hồ sơ bản giấy không giống so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bản giấy thì coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo pháp luật
Quy trình tư vấn thành lập doanh nghiệp đúng pháp luật?
- Bướ 1: Công ty Innosight law tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Nộp hồ sơ.
- Bước 4: Bàn giao kết quả.
Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định người thành lập hoặc doanh nghiệp sẽ phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp Gồm:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (50.000đ)
- Phí công bố thông tin nội dung đăng ký doanh nghiệp(100.000đ)
- Chi phí khắc dấu doanh nghiệp (250.000đ đến 350.000đ)
- Phí mua chữ ký số(1.900.000 đến 2.990.000)
- Mở tài khoản và duy trì tải khoản Ngân hàng(1.000.000đ)
- Lệ phí môn bài (Miễn phí)
- Phát hành hóa đơn điện tử(1.000.000đ)
- Chi phí thiết kế, in ấn biểu hiện công ty (250.000đ đến 300.000đ)
- Phí dịch vụ thành lập công ty (từ 699.000đ)
- Phí dịch vụ kê khai thuế lần đầu (1.599.000đ)
Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp?
Ưu điểm:
- Xác định tư cách chủ thể khi tham gia các quan hệ xã hội
- Được pháp luật công nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
Nhược điểm:
- Tốn thời gian, chi phí, công sức để thành lập doanh nghiệp.
Cơ quan thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014.
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 130/2017/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 215/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh
- Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do bộ trưởng bộ tài chính ban hành
Những câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp
Câu Hỏi 1: Cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp không?
Đáp:
Theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập tại Việt Nam: Cơ quan nhà nước sử dụng tài sản nhà nước để thành lập thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
Như vậy, cơ quan nhà nước sẽ không được phép thành lập nếu sử dụng tài sản nhà nước để thu lợi cho riêng cơ quan, đơn vị mình.
Câu Hỏi 2: Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?
Đáp:
Hiện nay số vốn tối thiểu cần có để thành lập doanh nghiệp tư nhân pháp luật quy định không bắt buộc mà chỉ ràng buộc với một số ngành nghề nhất định. Khoản vốn điều lệ này do Chủ doanh nghiệp tư nhân tự kê khai và phải chịu trách nhiệm trước tính chính xác của vốn điều lệ.
Câu Hỏi 3: Thời gian thành lập doanh nghiệp mất bao lâu?
Đáp:
Theo quy định pháp luật hiện hành thời gian thành lập mất 03 ngày (so với trước đây là 10 ngày)
Trên đây là tư vấn về vấn đề thành lập doanh nghiệp. Trường hợp có bất kỳ vấn nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Innosight để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Bạn đang xem bài viết “Thành lập doanh nghiệp nhanh trong ngày TRỌN GÓI từ A – Z chỉ 599k” tại chuyên mục “dịch vụ doanh nghiệp”