Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, pháp luật quy định rằng có 6 loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu và mục đích hoạt động, chủ sở hữu có thể lựa chọn cho mình một loại hình công ty phù hợp. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay.

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của pháp luật.

Dựa vào quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Nhà nước có thể tổ chức dưới 2 hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ

  • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước.
  • Công ty TNHH một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

  • Công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của nhóm công ty mẹ – công ty con.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
  • Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, được Nhà nước cấp vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc kinh doanh, sản xuất.
Bài viết liên quan  Tổng mức đầu tư bao nhiêu thì phải đấu thầu

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là công ty có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần.

Tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân của Công ty cổ phần có từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thành viên công ty cổ phần

Cổ đông tối thiểu là 03 không hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp đã góp vào doanh nghiệp.

Vốn điều lệ công ty cổ phần

  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
  • Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau 03 năm, các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần.
  • Công ty được quyền chào bán cổ phần để tăng thêm số lượng cổ phần.

Phát hành chứng khoán

Công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Tư cách pháp nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên công ty TNHH một thành viên

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

Vốn điều lệ của công ty

  • Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp như đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp trong thời gian 90 ngày từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời gian quy định, chủ sở hữu phải điều chỉnh vốn bằng số vốn thực tế trong 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
  • Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp từ người khác. Nếu tăng vốn bằng việc huy động vốn góp từ người khác, công ty phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH hai thành viên.

Phát hành chứng khoán

Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần.

Bài viết liên quan  Mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Tư cách pháp nhân

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên công ty

  • Công ty có từ 02 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp.
  • Thành viên công ty hợp danh không được làm thành viên công ty hợp danh khác, chủ doanh nghiệp tư nhân trừ khi có sự đồng ý của thành viên hợp danh khác.
  • Thành viên hợp danh không có quyền chuyển một phần hay toàn bộ vốn góp của mình cho người khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác.
  • Thành viên góp vốn không được quản lý công ty và không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

Vốn điều lệ

  • Vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết vào công ty khi đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 90 ngày từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên phải góp đúng và đủ số vốn góp như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Thành viên chỉ được góp vào công ty loại tài sản khác với cam kết nếu được sự đồng ý của đa số các thành viên. Nếu hết thời hạn góp vốn mà thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.

Phát hành chứng khoán

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành chứng khoán.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do chủ sở hữu là một cá nhân.

Tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Thành viên công ty

  • Công ty do một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm với pháp luật về tài sản cũng như các nghĩa vụ, hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  • Chủ sở hữu tự đăng ký vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký đúng tổng số vốn đầu tư. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào doanh nghiệp. Nếu giảm vốn xuống thấp hơn, phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Vốn công ty

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định toàn bộ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình.
Bài viết liên quan  Bảo hiểm Doanh nghiệp

Phát hành chứng khoán

  • Doanh nghiệp không được phát hành chứng khoán.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn để thành lập hoặc mua cổ phần trong công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.

Công ty hợp danh

Tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên công ty

  • Công ty phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu cùng kinh doanh (gọi là thành viên hợp danh), ngoài ra có thể thêm thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp vào công ty.
  • Thành viên công ty hợp danh không được làm thành viên công ty hợp danh khác, chủ doanh nghiệp tư nhân trừ khi có sự đồng ý của thành viên hợp danh khác.
  • Thành viên hợp danh không có quyền chuyển một phần hay toàn bộ vốn góp của mình cho người khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác.
  • Thành viên góp vốn không được quản lý công ty và không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

Vốn góp công ty

  • Thành viên phải nộp đủ số vốn góp đã cam kết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận.
  • Trong quá trình hoạt động, công ty có thể thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn và phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Phát hành chứng khoán

Công ty không được phát hành chứng khoán.

Trên đây là bài viết về quy định pháp luật về các loại hình doanh nghiệp mà CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW – Tư Vấn Doanh Nghiệp gửi đến bạn. Để biết rõ hơn về các vấn đề liên quan đến các loại hình công ty, hãy tìm hiểu các quy định hiện hành của pháp luật hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ. Mọi thông tin cần tư vấn và hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ:

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *