Hiện nay công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được thành lập nhiều nhất. Và đặc biệt với loại hình công ty này được thành lập từ việc đóng góp vốn bởi nhiều cổ đông khác nhau, nhưng trong đó điều kiện để thành lập công ty cổng phần là điều không phải ai cũng biết. Vậy điều kiện thành lập công ty cổ phần hiện nay được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng những thông tin quý giá về điều kiện để thành lập một công ty cổ phần từ đó đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
Loại hình công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn, loại hình này được thành lập với ít nhất có 3 cổ đông là pháp nhân hoặc cá nhân và không giới hạn tối đa cổ đông, loại hình công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, được phát hành cổ phần chào bán, được tiến hành niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Các đặc điểm nhận dạng của công ty cổ phần
Công ty cổ phần hiện tại có những đặc điểm dễ dàng nhận dạng như sau:
- Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
- Số thành viên cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần bao gồm: Với số thành viên tối thiểu góp vốn là 03 cổ đông và công ty không giới hạn số lượng cổ đông tối đa tham gia góp vốn vào công ty.
- Các cổ đông tham gia góp vốn vào công ty phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi số vốn mà mình đã góp vào.
- Công ty cổ phần là số ít các công ty có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn vào công ty.
- Loại hình công ty này được quyền đăng ký hoạt động đối với tất cả các ngành, nghề mà pháp luật về doanh nghiệp không cấm.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần 2021
Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần khi lựa chọn thành lập
Công ty cổ phần dễ dàng thực hiện hoạt động huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu công ty.
Các thành viên góp vốn của công ty cổ phần dễ dàng thực hiện quá trình chuyển nhượng phần vốn của mình thông qua việc bán cổ phần cho các thành viên khác.
Các nhà đầu tư thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm có giới hạn theo phần vốn góp của vào công ty theo quy định.
Các cổ đông của công ty nắm rất rõ tình hình của doanh nghiệp do cơ chế hoạt động một cách hoàn toàn công khai của doanh nghiệp thông qua bản báo cáo tài chính công ty được kiểm toán hàng năm.
Nhược điểm của loại hình công ty cổ phần khi lựa chọn thành lập
Loại hình doanh nghiệp này được đánh giá không cao về khả năng linh hoạt trong quá trình thay đổi ngành nghề kinh doanh, do tất cả vấn đề thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có sự chấp thuận từ đại hội cổ đông công ty.
Loại hình công ty cổ phần có tính bảo mật trong kinh doanh và khả năng tài chính của mình không cao do phải tiến hành hoạt động công bố và báo cáo với các cổ đông công ty thường kỳ.
Quá trình điều hành và quản lý loại hình công ty này khá phức tạp do số lượng các cổ đông góp vốn vào công ty là tương đối nhiều và do đó dẫn đến tình trạng dễ xảy ra sự xung đột về lợi ích giữa các nhóm cổ đông của công ty.
Tại sao đa số các doanh nghiệp lại lựa chọn loại hình Công ty cổ phần để phát triển?
Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay các doanh nghiệp lựa công ty cổ phần để thành lập bởi những nguyên nhân sâu xa như sau:
- Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ của mình trong phạm vi phần vốn góp do đó sẽ hạn chế tối đa nhất về rủi ro cho các cổ đông của công ty.
- Việc huy động vốn của loại hình công ty này dễ dàng thông qua việc phát hành cổ phiếu.
- Vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp của công ty cổ phần rất dễ dàng và thuận tiện.
- Các thị phần và các đối tượng tham gia mua cổ phiếu của công ty cũng khá rộng rãi, trong đó có cả các cán bộ công chức.
- Cơ cấu vốn của công ty khá linh hoạt, tạo cơ hội thuận lợi cho nhiều người cùng tham gia kinh doanh.
- Phạm vi hoạt động của loại hình công ty này là đa số trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề.
Hồ sơ đủ điều kiện thành lập công ty cổ phần gồm những gì?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
- Các chủ thể cần chuẩn bị giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần.
- Các điều lệ công ty cổ phần.
- Văn bản nêu danh sách những cổ đông sáng lập công ty trong đó bao gồm danh sách cổ đông và những cổ đông có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các giấy tờ chứng thực thành viên cổ đông như: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước với cổ đông là cá nhân (bản sao).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện với cổ đông là tổ chức (bản sao).
- Trong trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được hợp pháp hóa hoặc được thay thế bằng các giấy tờ tương đương.
- Bên cạnh đó nếu chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao).
Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Ngay sau khi đăng ký thành lập loại hình công ty này các cá nhân, tổ chức đã tìm hiểu đầy đủ về trình tự thủ tục thành lập công ty. Nhưng đa phần các doanh nghiệp không quan tâm đến các điều kiện để thành lập công ty cổ phần, dẫn đến mất thời gian các thủ tục đăng ký bị kéo dài.
Theo đó để thành lập công ty cổ phần bạn phải đáp ứng được những điều kiện cần thiết như:
Thứ nhất, điều kiện liên quan chủ thể hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
Điều kiện này đòi hỏi phải có tối thiểu 3 thành viên cổ đông sáng lập.
Khi doanh nghiệp đặt tên cho công ty, tên công ty không được gây trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của những doanh nghiệp khác đã đăng ký từ trước trên phạm vi cả nước.
Thứ hai, điều kiện về ngành nghề tiến hành kinh doanh
Việc lựa chọn ngành nghề nào để kinh doanh là rất quan trọng bởi khi bạn đã lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn phải đảm bảo tại thời điểm thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật quy định.
Thứ ba, các điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
Trong đó số vốn điều lệ phải được cam kết đóng trong thời hạn nhất định và được ghi rõ trong điều lệ công ty.
Phần vốn pháp định là mức vốn tối thiểu áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định.
Số vốn đủ điều kiện thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?
Ở thời điểm hiện tại để thành lập công ty cổ phần ngoài phần vốn điều lệ mà quý khách hàng muốn thành lập công ty cổ phần biết đến thì còn các loại vốn khác như: vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn nước ngoài.
Trên thực tế vốn điều lệ không quy định để thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn. Theo đó dựa trên điều kiện và mục đích kinh doanh của bạn mà sẽ cân nhắc và đưa ra một số vốn điều lệ hợp lý. Mà trong đó bạn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trên số vốn góp của công ty.
Trái ngược với vốn điều lệ như đã nêu, thì vốn pháp định được pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể theo từng ngành nghề.
Nắm một cách đơn giản và cụ thể thì vốn ký quỹ là số tiền mà doanh nghiệp ký quỹ trong ngân hàng suốt thời gian hoạt động của mình. Vốn ký quỹ thực tế thuộc vốn pháp định những điều kiện bắt buộc là các doanh nghiệp phải có.
Hơn nữa, vốn điều lệ của công ty cổ phần không giống với các loại hình công ty khác, do đó số tiền phải đóng góp sẽ được chuyển đổi thành cổ phần. Nó hoạt động theo quy luật là cá nhân nào góp vốn càng cao, đồng nghĩa với việc sở hữu cổ phần càng nhiều. Nhưng cũng có thể thay đổi dựa trên trao đổi, điều kiện giữa các cổ đông với nhau.
Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về điều kiện thành lập công ty cổ phần, thông qua các điều kiện trên thì chúng ta có thể thấy được sự nhất quán trong hoạt động quản lý các doanh nghiệp của Nhà nước, xong cũng là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp có sự định hướng hoạt động một cách lâu dài.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 09 61 349 060 Để được tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể hơn, với bề dày kinh nghiệm chúng tôi cam kết sẽ tư vấn cho quý khách hàng một cách thuận tiện và uy tín nhất.
Bạn đang xem bài viết “Điều kiện thành lập công ty cổ phần trong năm 2021 cần những gì?” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”
Xem các đơn hàng khác