Công ty cổ phần hiện nay là một trong những loại hình công ty được đa số các loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập, là loại hình công ty được ưa chuộng nhất hiện nay bên cạnh công ty TNHH. Nhưng trong bối cảnh hiện tại không phải ai cũng biết đến và hiểu rõ về sự vận hành của loại công ty này, trong đó việc chuẩn bị các giấy tờ làm hồ sơ khiến cho các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và chi phí. Bài viết dưới đây của Inslaw sẽ giới thiệu đến cho khách hàng những giấy tờ, tài liệu quan trọng và cần thiết về hồ sơ thành lập công ty cổ phần. Là một trong những bước cơ bản giúp cho các cá nhân, tổ chức giảm thiểu được khối lượng thời gian đăng ký thành lập.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Ngay sau khi đăng ký thành lập công ty theo loại hình này các cá nhân, tổ chức đã tìm hiểu đầy đủ về trình tự thủ tục thành lập công ty. Nhưng đa phần các doanh nghiệp không quan tâm đến các điều kiện để thành lập công ty cổ phần, dẫn đến mất thời gian các thủ tục đăng ký bị kéo dài.
Để thành lập công ty cổ phần bạn phải đáp ứng được những điều kiện cần thiết như:
Thứ nhất, Các điều kiện về chủ thể hoạt động kinh doanh
Điều kiện này đòi hỏi phải có tối thiểu 03 thành viên cổ đông sáng lập.
Tên công ty khi lựa chọn không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trước đó trong phạm vi toàn quốc.
Thứ hai, điều kiện về ngành nghề tiến hành kinh doanh
Việc lựa chọn ngành nghề nào để kinh doanh là rất quan trọng bởi khi bạn đã lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn phải đảm bảo tại thời điểm thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật quy định.
Thứ ba, các điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
Trong đó số vốn điều lệ phải được cam kết đóng trong thời hạn nhất định và được ghi rõ trong điều lệ công ty.
Phần vốn pháp định là mức vốn tối thiểu áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì đối với loại hình công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm:
- Bản đề nghị Đăng ký thành lập loại hình công ty cổ phần theo mẫu.
- Điều lệ của Công ty cổ phần.
- Bản danh sách các cổ đông sáng lập công ty và đối với cổ đông là các nhà đầu tư đến từ nước ngoài hay bản danh sách người đại diện theo ủy quyền của công ty đối với tổ chức là cổ đông nước ngoài.
- Chuẩn bị bản sao các giấy tờ: Giấy chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân. Bản quyết định thành lập công ty hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc một số giấy tờ liên quan khác, giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương đương đối với tổ chức là chủ thể thành lập.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đầu tư vào Việt Nam đối với doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư có vốn nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Khi thành lập cần làm bản cam kết mục tiêu xã hội và môi trường khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội hoặc quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội.
- Nếu không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp một bản sao hợp lệ với các giấy tờ chứng thực cá nhân kèm theo hợp đồng cung cấp dịch vụ, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, thủ tục thành lập công ty cổ phần hiện nay được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký
Để làm thủ tục đăng ký, hiện nay có 02 cách thức để nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần, cụ thể:
- Cách 1: Các chủ thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cách 2: Đăng ký online tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Có thể đăng ký bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Trong đó với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hồ sơ bắt buộc phải được nộp qua mạng.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền nhận và giải quyết hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và kê khai và trả lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh theo quy định.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, họ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu cơ quan có thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì họ sẽ có thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thành lập.
Tiến hành hoạt động nộp hồ sơ qua mạng có sử dụng chữ ký số công cộng:
chủ thể đại diện theo pháp luật của công ty hoặc chủ thể được đại diện theo ủy quyền tiến hành kê khai một số thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký thành lập loại hình công ty này theo quy trình trên Cổng thông tin của quốc gia về hoạt động đăng ký doanh nghiệp theo trình tự đã quy định.
Khi đã hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký thành lập công ty, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
Nếu hồ sơ đăng ký thành lập loại hình công ty này là hợp lệ, thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp cho bạn. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết.
Nếu việc nộp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo để yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ.
Nếu nộp hồ sơ qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh:
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại kênh thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp số tài khoản đăng ký hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, sau đó tải văn bản điện tử và xác nhận tính hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ; nếu hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư gửi thông tin cho cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp sau khi nhận được mã số từ cơ quan thuế
Ngay sau khi nhận được thông báo, chủ thể đại diện theo pháp luật của công ty nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Sau đó có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 3: Chủ doanh nghiệp đăng ký thành lập nhận kết quả
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí giải quyết hồ sơ:
- Hiện nay lệ phí là 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.
- Với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử: miễn lệ phí đăng ký.
Xem thêm bài viết “Thành lập công ty trọn gói” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”
Một số ưu điểm khi thành lập loại hình công ty cổ phần
Việc thành lập loại hình công ty cổ phần dễ dàng và thuận tiện cho hoạt động huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu và được tham gia vào thị trường chứng khoán, loại hình này không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.
Công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phần đã góp.
Chuyển nhượng một cách thuận lợi trong nội bộ công ty mà không cần phải làm thủ tục thông báo tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nhược điểm khi lựa chọn thành lập loại hình công ty cổ phần
- Loại hình công ty cổ phần khó quản lý cổ đông tham gia vào công ty do việc tự do chuyển nhượng không cần phải thực hiện thủ tục với Sở Kế hoạch và đầu tư;
- Trong đó, đối với công ty cổ phần khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần thì khi thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân sẽ phải áp dụng thuế suất là 0,1% kể cả khi chuyển nhượng không có lãi trong đo áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán.
- Làm cho bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh gây khó trong việc đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh, kịp thời với biến đổi của thị trường trong nước do không hạn chế số lượng các thành viên cổ đông tối đa thành lập công ty và tự do nhượng số cổ phần của mình.
- Ngoài ra, trên thế giới hiện nay việc thay đổi chủ sở hữu (thậm chí là ông chủ, đội ngũ quản lý doanh nghiệp) của công ty cổ phần (nhất là công ty niêm yết) có thể sẽ thường xuyên xảy ra do đặc điểm này của công ty cổ phần.
Như vậy, có thể thấy, theo quy định mới hiện nay khi các cổ đông sáng lập đã góp đủ vốn theo quy định thì sẽ được ghi nhận trong quá trình hoạt động của loại hình công ty cổ phần với một số thông tin vốn góp ban đầu kể cả việc chuyển nhượng và tặng cho hoặc thừa kế.
Có thể nói đây vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm khi việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được ghi nhận trên bộ hồ sơ nội bộ trong công ty, tương tự đối với các cổ đông phổ thông trước đây. Điều này sẽ gây rủi ro hơn cho các cổ đông sáng lập vì cần phải lưu giữ các hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của mình để miễn trừ trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro. Để được tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể hơn về hồ sơ thành lập công ty cổ phần quý khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 09 61 349 060 đội ngũ chuyên viên tư vấn của Inslaw sẽ phục vụ quý khách hàng một cách tận tình và chuyên nghiệp.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW
- Hotline: 0931060668 (Mr.Lâu)
- Gmail: hangluatthanhcong@gmail.com
- Website: https://inslaw.vn/
Bạn đang xem bài viết “Hồ sơ thành lập công ty cổ phần năm 2021 cần những gì?” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”
Xem các đơn hàng khác