Thực phẩm hay còn gọi là thức ăn là bất kỳ các chất nào mà con người hoặc động vật có thể ăn uống được để hấp thụ các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vì thực phẩm có chức năng rất quan trọng đối với con người nên thực phẩm luôn phải đảm bảo về sự an toàn, vệ sinh và chất lượng tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay, có rất nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm để kiểm soát được chất lượng cũng như sự tin cậy của các đơn vị, Nhà nước đưa ra các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, những cơ sở, đơn vị kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong đó có việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách những quy định pháp luật về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ – CP về chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
- Nghị định 115/2018/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
ĐIỀU KIỆN XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ các quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các chất gây ô nhiễm và gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.
Tùy từng loại thực phẩm, thực phẩm cần đáp ứng các yêu cầu về:
- Quy định về chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ trong chế biến thực phẩm.
- Quy định về đóng gói và ghi nhãn bao bì thực phẩm.
- Quy định về bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có diện tích, địa điểm phù hợp, có khoảng cách an toàn đối với những tác nhân gây độc hại, gây ô nhiễm hoặc các tác nhân khác.
- Có nguồn nước đủ đạt yêu cầu kỹ thuật phục vụ chế biến, sản xuất.
- Có đầy đủ trang thiết bị để xử lý nguyên liệu, đóng gói, bảo quản các loại thực phẩm; có đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị rửa, khử trùng, sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng và các động vật gây hại khác.
- Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng các yêu cầu về sức khỏe, kiến thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.)
HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Để xin được giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cần có những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy Chứng nhận đơn vị đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực hợp lệ)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp sản xuất thực phẩm.
- Giấy xác nhận kiến thức tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp sản xuất thực phẩm.
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
Hiện nay có 3 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tổ chức, cá nhân muốn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì nộp hồ sơ cho cơ quan trên.
THỜI HẠN THỰC HIỆN
Trong 15 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu từ chối phải trả lời rõ bằng văn bản và nêu lý do.
THỜI HIỆU CỦA GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.
- Cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn.
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VỆ SINH THỰC PHẨM
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp vi phạm gây ra thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định mới nhất của pháp luật. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết nhanh nhất.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW
- Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
- Email: hangluatthanhcong@gmail.com
- Website: https://inslaw.vn
Bạn đang xem bài viết “Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh gọn trong 5 ngày” tại chuyên mục “Dịch vụ giấy phép”
Xem các đơn hàng khác