Công bố thực phẩm thường

Thực phẩm thường là những thực phẩm có thể dùng cho mọi người, mọi đối tượng, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không có cách sử dụng đặc biệt nào. Tuy nhiên, muốn đưa thực phẩm ra thị trường tiêu thụ thì đều phải tiến hành công bố chất lượng thực phẩm thường. Việc công bố thực phẩm thường cũng theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thông qua bài viết này, công ty tư vấn luật INSLAW gửi đến quý khách hàng thông tin cụ thể, chi tiết về công bố thực phẩm hiện nay.

Công bố thực phẩm thường là gì?

Công bố thực phẩm là thủ tục đăng ký thực phẩm đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đó đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong quá trình sử dụng cho người tiêu dùng. 

Điều kiện công bố thực phẩm thường

Công bố thực phẩm là công việc bắt buộc đối với thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường. 

Như vậy, những thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm thường nhập khẩu đều phải tiến hành công bố trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Tại sao phải tiến hành công bố thực phẩm thường

Công bố thực phẩm thường mục đích chính là để nâng cao lòng tin và uy tín của khách hàng đối với chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp. 

Công bố thực phẩm cũng là một điều kiện pháp lý quan trọng để sản phẩm doanh nghiệp lưu thông trên thị trường. Khi được công bố sẽ tạo uy tín trên thị trường hơn qua đó lấy được lòng tin cho khách hàng làm tăng doanh thu kinh doanh cho doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Công bố thực phẩm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được chất lượng thực phẩm thường sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. 

Bài viết liên quan  Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Hồ sơ công bố thực phẩm thường

Đối với doanh nghiệp đang có sản phẩm là thực phẩm thường sản xuất trong nước

Giấy phép kinh doanh: 02 bản có công chứng, trong đó phải có ngành nghề bán buôn thực phẩm:

  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định: 02 bản có công chứng;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm về chỉ tiêu tùy thuộc vào loại thực phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất;
  • Nhãn thực phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm của thực phẩm cần công bố và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn nếu mẫu thực phẩm có yêu cầu để thẩm định;
  • Mẫu sản phẩm của thực phẩm cần công bố;
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng do doanh nghiệp xây dựng;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ đối với thực phẩm thường được công bố;
  • Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các loại chứng nhận như: Chứng nhận GMP; HACCP hoặc giấy chứng nhận tương đương;
  • Bản sao biên lai của doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;

Đối với doanh nghiệp đang có sản phẩm là thực phẩm thường nhập khẩu 

Giấy phép đăng ký kinh doanh, trong đó phải đăng ký ngành nghề bán buôn thực phẩm:

  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn HACCP hoặc tiêu chuẩn ISO 22000 cho thực phẩm cần công bố;
  • Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng đến ngày nộp hồ sơ công bố;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước của nước xuất khẩu có thẩm quyền cấp trong đó nội dung của giấy chứng nhận thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Nhãn thực phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm của thực phẩm tại nước xuất xứ cần công bố;
  • Bản sao biên lai của doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

Quy trình, thủ tục công bố thực phẩm thường

Bước 1: Doanh nghiệp muốn công bố thực phẩm thường tiến hành nộp hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ ở phần trên. 

  • Đối với thực phẩm thường sản xuất trong nước thì nộp tại Chi cục An toàn thực phẩm;
  • Đối với thực phẩm nhập khẩu thì nộp hồ sơ tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế;
Bài viết liên quan  Chứng nhận hợp quy

⇒ Lưu ý: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc thực hiện công bố theo phương pháp trực tuyến. Nếu doanh nghiệp nộp trực tuyến thì doanh nghiệp tiến hành đăng ký tạo tài khoản và nộp hồ sơ tại website của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 2: Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ mà doanh nghiệp đã nộp. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đã hợp lệ thì cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố cho doanh nghiệp công bố. 

Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đang thiếu hoặc có sai sót thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thông báo cho doanh nghiệp; doanh nghiệp tiến hành bổ sung giấy tờ, thông tin đang thiếu.

Bước 3: Doanh nghiệp nhận phiếu tiếp nhận công bố thực phẩm thường. 

Quy trình thực hiện công bố thực phẩm

  • Bước 1: Công ty tư vấn luật INSLAW tiếp nhận thông tin khách hàng và nghiên cứu, xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp;
  • Bước 2: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với những loại thực phẩm không có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể;
  • Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ công bố thực phẩm và gửi đến cho doanh nghiệp ký tên và đóng dấu;
  • Bước 4: Nộp hồ sơ công bố lên cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho doanh nghiệp ngay khi có thông báo phiếu tiếp nhận công bố thực phẩm. 

Chi phí công bố thực phẩm thường 

Theo quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thì mỗi loại thực phẩm chức năng thực hiện công bố sẽ có chi phí khác nhau. Nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết về chi phí công bố thực phẩm thường vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 09 61 349 060 (Ms.Trang) để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể. 

Thời gian thực hiện

Thông thường, thời gian thực hiện việc công bố thực phẩm khoảng từ 25- 30 ngày làm việc. 

Cơ sở pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
  • Thông tư số 149/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những câu hỏi thường gặp khi tiến hành công bố thực phẩm thường.

Câu Hỏi 1 : Công bố thực phẩm thường cần chuẩn bị những gì?

Đáp: 

Hồ sơ chung cho doanh nghiệp tiến hành công bố thực phẩm bao gồm các loại giấy tờ sau: 

  • Giấy phép kinh doanh: 02 bản có công chứng, trong đó phải có ngành nghề bán buôn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định: 02 bản có công chứng;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm về chỉ tiêu tùy thuộc vào loại thực phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất;
  • Mẫu sản phẩm của thực phẩm cần công bố;
  • Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các loại chứng nhận như: Chứng nhận GMP; HACCP hoặc giấy chứng nhận tương đương;
  • Bản sao biên lai của doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;
Bài viết liên quan  Công bố mỹ phẩm

Câu Hỏi 2: Có phải thực hiện công bố lại hay không? Bao lâu phải công bố lại?

Đáp: 

Hiện nay thì việc thực hiện công bố thực phẩm thường không quy định về thời hạn hiệu lực của giấy công bố. Vì vậy, doanh nghiệp sau khi đã thực hiện việc công bố thì phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã công bố. 

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ của công ty luật INSLAW

Với đội ngũ chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục công bố thực phẩm, Công ty tư vấn luật INSLAW tự tin sẽ mang đến dịch vụ công bố thực phẩm thường tốt nhất.

Hãy cùng điểm qua một số lợi ích của việc sử dụng dịch vụ của luật INSLAW sau đây: 

  • Cung cấp tới khách hàng dịch vụ nhanh chóng, uy tín và hiệu quả;
  • Hỗ trợ thủ tục pháp lý có liên quan đến dịch vụ của Quý khách hàng;
  • Hỗ trợ các thông tin liên quan đến các dịch vụ khác của INSLAW;
  • Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí khi phải thông qua đơn vị trung gian với thủ tục rườm rà.

Nếu doanh nghiệp của bạn có sản phẩm đang cần công bố thực phẩm thường. Hãy liên hệ ngay với luật Inslaw để có những thông tin hữu ích nhất.

Liên hệ với công ty tư vấn luật INSLAW để được tư vấn miễn phí:

  • Hotline: 09 61 349 060 (Ms.Trang) (Zalo, Viber, Whatsapp)
  • Emailhangluatthanhcong@gmail.com

Bạn đang xem bài viết “Công bố thực phẩm thường nhanh gọn lấy ngay kết quả trong ngày” tại chuyên mục “dịch vụ giấy phép con”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.