Công chức là những nhân viên được tuyển dụng làm việc trong cơ quan nhà nước, được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước. Ở mỗi vị trí khác nhau, công chức sẽ có một nhiệm vụ, công việc khác nhau. Trong bộ máy hành chính nhà nước, công chức chính là những người có vị trí quan trọng, giúp việc cho các cơ quan hoạt động một cách hiệu quả hơn. Cấp xã là cấp gần gũi với nhân dân nhất, được phục vụ và làm việc trực tiếp với nhân dân nhiều hơn. Vậy bạn có thắc mắc công chức tài chính – kế toán cấp xã là ai, họ có nhiệm vụ gì trong bộ máy nhà nước không? Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp Quý khách tìm hiểu về nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã hiện nay.
- Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?
- Chi tiết định mức số lượng và chế độ của nhân viên trường học
- Điều kiện để được hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật
Công chức tài chính – kế toán cấp xã là ai ?
Công chức tài chính – kế toán cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng để thực hiện các chuyên môn liên quan đến tài chính trong Uỷ ban nhân dân cấp xã và được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước. Vị trí công chức tài chính – kế toán cấp xã có thể bố trí 02 người làm việc.
Nhiệm vụ của công chức tài chính – kế toán cấp xã.
Mỗi vị trí công chức đều có những công việc, nhiệm vụ khác nhau. Công chức tài chính – kế toán cũng có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho cơ quan nhà nước nói chung và Uỷ ban nhân dân cấp xã nói riêng. Các nhiệm vụ của họ bao gồm :
Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã là tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã trong các công việc tài chính, kế toán trong phạm vi địa bàn xã.
Thực hiện những nhiệm vụ trực tiếp sau:
- Xây dựng dự toán thu/chi ngân sách trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện thu/chi ngân sách cũng như các biện pháp khai thác những nguồn thu trên địa bàn xã
- Kiểm tra, thực hiện các hoạt động liên quan tới tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách, thực hiện báo cáo ngân sách, tài chính theo quy định.
- Thực hiện công tác kế toán, ngân sách như thu, chi, hoạt động tài chính, quỹ công, kế toán vật tư, tiền mặt ,thanh toán,…theo quy định pháp luật.
- Chủ trì và phối hợp với công chức cấp xã quản lý tài sản công; kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi của UBND xã theo quy định pháp luật.
Nhiệm vụ công việc chi tiết của công chức tài chính kế toán xã
Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã những công việc liên quan tới việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý,… Dưới đây là công việc chi tiết trong hệ thống nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã.
Lập dự toán ngân sách xã
Lập dự toán khoản thu/chi đầu năm theo mục lục của ngân sách và nội dung kinh tế. Quy trình như sau:
- Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND huyện sẽ hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho từng xã
- UBND xã sẽ tổ chức hội nghị nhằm triển khai xây dựng dự toán ngân sách. Sau đó, giao số kiểm tra cho từng ban ngành, đoàn thể thuộc xã.
- Các ban ngành, đoàn thể xã sẽ lập dự toán của chính đơn vị mình; kế toán của xã sẽ lập dự toán ngân sách xã
- UBND xã làm việc với những đơn vị này; kế toán tổng hợp sau đó hoàn chỉnh dự toán ngân sách của xã.
- UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét và đưa ra ý kiến
- Sau khi nhận được ý kiến từ HĐND xã, UBND xã sẽ hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách sau đó gửi tới Phòng TCKH của huyện.
- Phòng TC-KH huyện trình dự toán ngân sách huyện với những cơ quan có liên quan.
- Sau khi đã dự toán ngân sách huyện đã được duyệt UBND huyện giao dự toán ngân sách cho xã.
Nhận dự toán đầu năm
- Căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt
- UBND xã gửi cho HĐND cấp xã dự toán hoàn chỉnh trước khi diễn ra phiên họp của HĐND về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và đưa ra quyết định về việc giao dự toán cho từng ban ngành, đoàn thể của xã.
- UBND xã giao dự toán cho đoàn thể, các ban ngành và gửi tới các đơn vị: Phòng TC-KH, Kho bạc huyện, công khai dự toán xã.
- Kế toán của UBND xã sẽ ghi vào sổ sách căn cứ vào quyết định giao dự toán của cấp huyện.
Dự toán bổ sung có mục tiêu cũng là một trong những nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã. Khi có nhiệm vụ phát sinh hoặc cần ngân sách xã hỗ trợ mà chưa được ghi trong dự toán đầu năm thì UBND xã phải xin dự toán bổ sung. Sau khi được duyệt sẽ phát sinh một số công việc như:
- Căn cứ vào hồ sơ văn bản đề nghị được duyệt; UBND huyện ra quyết định bổ sung và chuyển cho xã dùng ngân sách và kho bạc huyện.
- Kho bạc huyện sẽ được nhận thông báo chi tiết về số dự toán bổ sung. Sau đó sẽ nhập thông tin vào hệ thống kho bạc để thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý.
- Kế toán xã nhận quyết định dự toán từ huyện, ghi vào sổ sách kế toán dựa vào số dự toán được giao.
- Công chức tài chính kế toán xã lập đề nghị ghi thu chi
Những công việc cụ thể công chức tài chính – kế toán cấp xã sẽ thực hiện như sau:
- Lập bảng kê chứng từ thanh toán theo mẫu
- Được phép lập Lệnh ghi thu/chi gửi tới Kho bạc
- Ghi thông tin cần thiết vào sổ kế toán từ Lệnh ghi thu/chi ngân sách.
Nghiệp vụ kế toán chi tiền mặt
- Chi tạm ứng cho các cán bộ và nhân viên
- Chi tiền mặt cho hoạt động sự nghiệp
- Chuyển số tiền thu hộ được cho cấp trên
- Chi quỹ công chuyên dùng tại xã hoặc vào tài khoản
- Chi tiền mặt để mua sắm tài sản cố định
- Chi tiền trả lương cho cán bộ
- Nộp tiền mặt vào kho bạc
- Thanh toán một số khoản cần chi trả bằng tiền mặt
Kế toán thu tiền gửi, chi tiền gửi
- Nhận tiền bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên
- Nhận tiền bổ sung có mục tiêu ngân sách cấp trên
- Nhận tiền tài trợ của các chương trình, dự án
- Nhận các khoản thu điều tiết cho xã
- Nhận kinh phí nhờ thu hộ, chi hộ
- Thu khác
- Thu hoạt động sự nghiệp
- Rút tiền gửi cho vào quỹ tiền mặt
- Chi lương tháng cũng như phụ cấp cho cán, bộ nhân viên
- Chi nộp bảo hiểm
- Chi tiền mua các tài sản cố định
- Thanh toán những khoản cần phải trả bằng tiền gửi
- Chi quỹ công, tiền hoạt động sự nghiệp
- Chi tiền gửi kho bằng để thoái thu ngân sách
Ngoài ra, nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã còn có những công việc như:
- Chuyển tiền nội bộ
- Xử lý nghiệp vụ về dụng cụ, vật liệu có liên quan
- Xử lý nghiệp vụ về tài sản cố định, đầu tư xây dựng, tiền lương, bảo hiểm
- Rút kinh phí từ kho bạc
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nhiệm vụ của công chức tài chính – kế toán xã theo quy định của pháp luật hiện hành. Để biết nhiều hơn về những vị trí, nhiệm vụ của công chức nhà nước, quý khách hãy tìm hiểu thêm. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết, tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW
- Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
- Email: hangluatthanhcong@gmail.com
- Website: https://inslaw.vn/
Bạn đang xem bài viết “Nhiệm vụ của công chức tài chính kế toán xã – Văn hóa – Xẫ hội mới nhất” tại chuyên mục “Kiến thức chung”
Xem các đơn hàng khác