Làm giấy khai tử cần những gì?

Khai tử là một trong các việc giúp nhà nước thực hiện hoạt động quản lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các thủ tục đăng ký hộ tịch khai tử như thế nào. Vậy, Làm giấy khai tử cần những gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch trong bài viết dưới đây: 

  • Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?
  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm
  • 17 tuổi có được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy không?

Giấy Khai tử là gì.

Giấy khai tử (hay Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử) là một loại giấy tờ hộ tịch xác nhận tình trạng một người đã chết về thời gian chết, địa điểm, nguyên nhân cái chết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, người thân, người đại diện hoặc những cá nhân, tổ chức nào có liên quan. 

Giấy chứng tử là căn cứ rõ ràng nhất xác định thời điểm chết của người được khai tử, căn cứ để xác định thời điểm được mở thừa kế, những ai dược thừa kế, di sản thừa kế, tình trạng hôn nhân,…

Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của cơ quan nhà nước?

Căn cứ tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Điều 32  Luật Hộ tịch 2014 quy định:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký hộ tịch đối với trường hợp xảy ra sự kiện hộ tịch khai tử cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết sẽ có thẩm quyền đăng ký khai tử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết sẽ có thẩm quyền đăng ký khai tử.
  • Trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ được đăng ký hộ tịch tại UBND cấp huyện.
Bài viết liên quan  Bảo hiểm Doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục thực hiện việc khai tử.

Căn cứ tại Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký việc khai tử:

  • Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử sẽ phải nộp tờ khai theo mẫu và Giấy báo tử (hoặc giấy tờ khác tương đương Giấy báo tử) cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Ngay sau khi nhận được giấy tờ, nếu thấy hợp lệ công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào sổ hộ tịch và báo cho Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
  • Công chức tư pháp-hộ tịch sẽ khoá thông tin hộ tịch của người chết trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Nội dung đơn đăng ký Giấy khai tử. 

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Khi người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử thì nội dung Giấy khai tử phải bao gồm các thông tin sau: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết (nếu có); nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch (nếu người chết là người nước ngoài.)

Nội dung đăng ký khai tử xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

  • Nếu người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế đó sẽ cấp Giấy báo tử;
  • Nếu người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình sẽ cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay cho Giấy báo tử;
  • Nếu người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án sẽ thay cho Giấy báo tử;
  • Nếu người chết trên phương tiện giao thông, do tai nạn hoặc bị giết, chết đột ngột, chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y sẽ cho thay Giấy báo tử;
  • Nếu người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết sẽ có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Bài viết liên quan  Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói Toàn Quốc 990k Trong 5 Ngày

Theo đó hồ sơ đăng ký khai tử sẽ gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai tử.
  • Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. 
  • Văn bản ủy quyền nếu người có trách nhiệm đi khai tử ủy quyền cho người thực hiện việc đăng ký khai tử.

Thời điểm đăng ký khai tử.

Vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết phải có trách nhiệm đi đăng ký khai tử trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày có người chết;

Nếu người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ phải có trách nhiệm đi khai tử

Công chức tư pháp – hộ tịch phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; Nếu không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp-hộ tịch thực hiện việc đăng ký khai tử.

(Căn cứ tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014)

Lệ phí đăng ký khai tử.

Được miễn lệ phí nếu đăng ký khai tử đúng hạn hoặc trường hợp người có gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

Nếu đăng ký khai tử quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì sẽ phải nộp lệ phí đăng ký khai tử. Mức thu lệ phí do HĐND cấp tỉnh tại địa phương quy định.

Bài viết liên quan  Thành lập công ty tại quận 9

Trên đây là tư vấn về vấn đề làm giấy khai tử cần những gì. Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Bạn đang xem bài viết “Làm giấy khai tử cần những gì? Thủ tục ra sao? Mẫu giấy báo tử thế nào?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *