Đấu thầu là một trong những hoạt động thương mại, theo đó, một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua bên thứ ba tổ chức đấu thầu hoặc tư mình thực hiện (bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số những người tham gia đấu thầu (bên dự thầu) người đáp ứng tốt nhất các điều kiện do bên mời thầu đặt ra thì sẽ được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (bên trúng thầu). Một trong các hình thức đấu thầu phổ biển là chào hàng cạnh tranh. Vậy, hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường được thực hiện như thế nào?
- Tổng mức đầu tư bao nhiêu thì phải đấu thầu
- Quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng
- Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh thông thường
Căn cứ pháp lý
- Luật Đấu thầu 2013
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2013 về lựa chọn nhà thầu.
Chào hàng cạnh tranh.
Chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức đấu thầu áp dụng đối với các trường hợp lựa chọn gói thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ có tính chất đơn giản, giá trị nhỏ.
VD: lắp đặt máy móc thiết bị bàn ghế, y tế với số lượng nhỏ.
Với việc chào hàng cạnh tranh chỉ phù hợp áp dụng với các loại gói thầu có yêu cầu kĩ thuật đơn giản và quy mô nhỏ, việc tuân thủ nghiêm ngặt một quy trình với nhiều bước sẽ là không cần thiết, tốn thời gian, chi phí tổ chức đấu thầu.
Về phía các nhà thầu, việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu cũng được đơn giản hóa, do hàng hóa là loại thông dụng nên các nhà thầu gần như không có sự cạnh tranh về tiêu chuẩn kĩ thuật; sự cạnh tranh chủ yếu về giá cả và các dịch vụ đi kèm như bảo hành, bảo dưỡng.
Có hai quy trình lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh gồm:
- Chào hàng cạnh tranh theo cách thông thường.
- Chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Hồ sơ về chào hàng cạnh tranh thông thường.
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường chính là hồ sơ yêu cầu. Nội dung hồ sơ yêu cầu phải bao gồm các nội dung:
- Thông tin tóm tắt gói thầu, dự án
- Thông tin chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;
- Các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
- Các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất.
Bên mời thầu sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật
Trình tự và thủ tục chào hàng cạnh tranh thông thường
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn các nhà thầu
- Lập hồ sơ yêu cầu để đăng tải thông tin:
- Việc lập hồ sơ yêu cầu sẽ phải căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
- Bên mời thầu sẽ thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
( Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và phải căn cứ vào tờ trình phê duyệt hoặc báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.)
Bước 2: Tổ chức lựa chọn những nhà thầu tham dự:
- Bên mời thầu sẽ đăng tải thông báo mời chào hàng ( căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều 7; Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.)
- Hồ sơ yêu cầu sẽ được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng phải bảo đảm tối thiểu trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên thông tin được đăng tải tại hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
- Việc sửa đổi, bổ sung, làm rõ hồ sơ yêu cầu được thực hiện theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
- Nhà thầu sẽ nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ nộp một bộ hồ sơ đề xuất;
- Bên mời thầu sẽ phải chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của các nhà thầu. Ngay sau khi đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung sau đây: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và sau đó bên mời thầu sẽ gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
Bước 3: Đánh giá các hồ sơ đề xuất và đàm phán thương thảo hợp đồng:
- Bên mời thầu sẽ đánh giá các hồ sơ đề xuất đã được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
- Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất “đạt” để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không được vượt giá gói thầu thì được mời vào đàm phán, thương thảo hợp đồng;
- Việc đàm phán, thương thảo hợp đồng sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Bước 4. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với biên bản thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu khác.
Trên đây là tư vấn về vấn đề hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường. Nếu trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan. Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Bạn đang xem bài viết “Hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường như thế nào? Quy trình?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”
Xem các đơn hàng khác