Đấu thầu là một trong các phương thức để giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được bên cung cấp hàng hoá dịch vụ tốt nhất. Có thể thấy đấu thầu là một trong những hoạt động rộng rãi tuy nhiên không phải ai cũng nắm được đấu thấu là gì, các điều kiện để được thực đấu thấu và tổng mức đầu tư bao nhiêu thì phải đấu thầu…Bài viết này luật Inslaw sẽ phan tích rõ cho bạn.
- Quy định về thời gian trong đấu thầu qua mạng
- Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh thông thường
- Hạn mức chào hàng cạnh tranh theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Đấu thầu là gì? Đặc điểm của đấu thầu?
Theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định đấu thầu là việc chủ đầu tư thực hiện quá trình lựa chọn nhà thầu mà đáp ứng các điều kiện đặt ra. Trong đó bên mua sẽ tổ chức đấu thầu hoặc nhờ tổ chức kinh doanh dịch vụ đấu thầu tổ chức
Các hình thức đấu thầu?
Đấu thầu rộng rãi:
là hình thức đấu thầu mà không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Hình thức này có ưu điểm tính cạnh tranh cao, tuy nhiên hình thức này mang lại khó khăn cho bên mời thầu bởi số lượng quá nhiều, thời gian, công sức, chi phí thực hiện sẽ bị kéo dài, đồng thời có thể xảy ra trường hợp các nhà thầu cấu kết với nhau đẩy giá thầu lên cao.
Đấu thầu hạn chế:
Là hình thức đấu thầu mà sẽ hạn chế số lượng nhà thầu tham dự bởi các điều kiện mà bên mời thầu đặt ra. Hình này thường áp dụng với các gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc đặc thù mà chỉ một số nhà thầu mới có thể đáp ứng được.
Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí. Tuy nhiên do các nhà thầu phải đạt đủ điều kiện mới được tham dự nên số lượng nhà thầu ít, tính cạnh tranh sẽ không cao.
Danh sách nhà thầu tham dự sẽ do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở đánh giá năng lực nhà thầu thông các điều kiện đặt ra của bên mời thầu, Chính vì tính kỹ thuật cao và đặc thù mà đấu thầu hạn chế chỉ cần lập danh sách ngắn các nhà thầu đáp ứng đủ điều kiện mà không cần những bước như: sơ tuyển, thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu mà chỉ gửi thư mời thầu.
Chỉ định thầu:
Là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng các yêu cầu gói thầu để ký kết hợp đồng trong trường hợp sau:
- Gói thầu cần thực hiện trong trường hợp khẩn cấp, xử lý hậu quả do sự cố bất khả kháng, gói thầu cần thực hiện nhằm bảo đảm bí mật nhà nước,…
- Gói thầu khẩn cấp triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới hải đảo.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hoá phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó vì phải đảm bảo tính tương thích công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà đầu tư khác,…
- Gói thầu liên quan đến di dời một số công trình hạ tầng kỹ thuật do một số đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng: VD gói thầu rà bom, mìn, vật nổ, để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình.
Tổng mứu đầu tư bao nhiêu thì phải đấu thầu?
Theo Luật Đấu thầu 2013 quy định việc thực hiện đấu thầu không chỉ phụ thuộc vào giá trị gói thầu hay tổng mức đầu tư, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như dự án đầu tư của nhà đầu tư nào? Hàng hoá, dịch vụ của dự án là gì? Cụ thể sẽ được quy định tại phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu thấu 2013 như sau:
Lựa chọn nhà thầu mà cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn; hàng hoá, xây lắp đối với các dự án sau:
- Dự án đầu tư phát triển mà sử dụng vốn nhà nước của các tổ chức, cơ quan nhà nước.
- Dự án đầu tư phát triển của các Doanh nghiệp nhà nước.
- Dự án không thuộc hai trường hợp trên mà có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500tỷ đồng trong Tổng mức đầu tư dự án.
- Sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường tổ chức, cơ quan nhà nước.
- Sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
- Sử dụng vốn nhà nước để mua hàng dự trữ quốc gia
- Sử dụng vốn nhà nước; nguồn của quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ y khám chữa bệnh, nguồn thu khác của các cơ sở y tế công lập để mua thuốc, vật tư y tế.
- Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hoá trên lãnh thổ VN để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Doanh nghiệp VN mà trong đó có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500tỷ đồng trong tổng mức dự án đầu tư.
- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
- Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, ngoại trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến tìm kiếm thăm dò, phát triển khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.
Trên đây là tư vấn về vấn đề Tổng mức đầu tư bao nhiêu thì phải đấu thầu. Trong trường hợp nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan. Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Bạn đang xem bài viết “Tổng mức đầu tư bao nhiêu thì phải đấu thầu | Quy trình chỉ định thầu” tại chuyên mục “Kiến thức chung”
Xây dựng lại Đình làng ( di tích cấp tỉnh) giá trị trên 1 tỷ đồng vốn dân đóng góp+ tiền công đức có phải đấu thầu không