Cách tính lãi quá hạn 150% mới nhất 2022

Cách tính lãi quá hạn 150

Trong thỏa thuận cho vay, các bên có thể thỏa thuận về lãi suất hoặc không. Nếu có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất này phải phù hợp quy định pháp luật. Nếu như mọi chuyện ổn định theo cách người ta thỏa thuận thì sẽ không có gì bàn cãi. Nếu như một bên vi phạm hợp đồng về thời gian thực hiện hợp đồng thì giải quyết như thế nào? Pháp luật có quy định về lãi suất quá  hạn để bảo vệ người người vay. Trong bài viết này, chúng tôi xin làm làm rõ vấn đề cách tính lãi quá hạn 150% theo quy định của pháp luật hiện hành.

  • 17 tuổi làm thẻ atm được không? vietcombank? bidv? agribank?
  • Nợ xấu có xin visa được không? làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh?
  • Tiền rách đổi ở đâu? Ngân hàng nào? Vietinbank, ACB… phí như thế nào?

Khái niệm lãi suất quá hạn

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó người vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là tiền lãi cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, đó là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ. 

Theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Lãi suất quá hạn (hay còn gọi là tiền lãi quá hạn) được hiểu là khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay, phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trong đó nợ gốc là số tiền vay ban đầu, thời gian quá hạn tính từ ngày thỏa thuận trả nợ đến ngày trả nợ thực tế. Đây là khoản tiền phát sinh do bên vay không tuân thủ hợp đồng vay, thời hạn vay, nó đảm bảo quyền lợi cho người cho vay. 

Bài viết liên quan  Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

Cách tính lãi quá hạn 150%

Trong thỏa thuận cho vay, hai bên có thể thỏa thuận về lãi suất cho vay hoặc không. Lãi suất hai bên thỏa thuận không được lớn hơn 20%/năm, trừ trường hợp luật khác có quy định liên quan. Nếu các bên thỏa thuận lãi suất mà vượt mức 20%/ năm thì mức lãi suất đó không có hiệu lực, áp dụng theo mức lãi suất 20%/năm. Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất, nhưng không xác định rõ mức lãi suất và khi xảy ra tranh chấp thì áp dụng mức lãi suất giới hạn là 10%/năm. 

Tìm hiểu thêm về: Giấy phép lao động là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay  tại Điều 466 có quy định:

  • Trong trường hợp vay không có lãi, mà đến hạn bên vay chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết cho bên cho vay thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi phát sinh  trên khoản chưa thanh toán với lãi suất được tính không quá 10%/ năm, tương ứng với thời gian quá hạn.
  • Trong trường hợp vay có lãi mà đến hạn bên vay chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa hết thì phần chưa thanh toán phải chịu mức lãi suất mới trong thời gian quá hạn này. Cụ thể:
    • Lãi phát sinh trên nợ gốc chưa trả: được tính dựa trên nợ gốc chưa trả tương ứng với thời gian quá hạn tương ứng với mức lãi suất bằng 150% mức lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng;
    • Lãi phát sinh trên lãi hợp đồng chưa thanh toán: được tính trên khoản lãi phát sinh trong hợp đồng trong thời gian thỏa thuận với mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng, tương ứng với thời gian quá hạn.
Bài viết liên quan  Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Theo đó, cách tính lãi quá hạn (lãi chậm trả) 150% được tính theo công thức:

Lãi quá hạn = Nợ gốc chưa trả * Lãi suất quá hạn* Thời gian quá hạn

Trong đó: 

  • Nợ gốc chưa trả = Nợ gốc ban đầu- Khoản nợ gốc đã thanh toán;
  • Lãi suất quá hạn = Lãi suất theo thỏa thuận* 150%
  • Thời gian quá hạn được tính từ ngày thỏa thuận trả nợ đến ngày trả nợ thực tế.

(Công thức này áp dụng cho trường hợp cho vay không có lãi, theo quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015).

Tình huống ví dụ: A cho B vay 300 triệu đồng, với thỏa thuận lãi suất 1%/tháng thời hạn vay là 6 tháng tính từ ngày 15/02/2020 đến này 15/08/2020. Đến thời hạn trả nợ, B chỉ mới trả cho A 200 triệu tiền nợ gốc. Tính đến ngày 15/10/2020, B phải trả cho A bao nhiêu tiền? Đó là những khoản tiền nào?

Giải quyết tình huống: 

Xác định các yếu tố ban đầu:

  • Nợ gốc ban đầu: 300 triệu đồng;
  • Lãi suất theo thỏa thuận: 1%/tháng;
  • Thời gian vay: 6 tháng. 

Sau 6 tháng: số tiền B cần trả cho A gồm:

  • Nợ gốc 300 triệu đồng;
  • Lãi phát sinh theo hợp đồng: 300* 1% *6=1,8 triệu đồng. 

Đến hạn trả nợ, B chỉ mới thanh toán cho A 200 triệu đồng tiền nợ gốc. Như thế, nợ gốc chưa thanh toán của B là 100 triệu đồng. Tính đến ngày 15/10/2020, B chậm trả 2 tháng so với thời hạn thỏa thuận, nên phải trả thêm một khoản lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian quá hạn. 

Bài viết liên quan  Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Các khoản tiền phát sinh do quá hạn bao gồm:

  • Lãi quá hạn phát sinh trên nợ gốc chậm trả: 100 *1% *150% *2= 3 triệu đồng;
  • Lãi quá hạn phát sinh trên lãi theo hợp đồng chưa trả: 1,8 * 50% *1% *2= 0.018  triệu đồng.

Như vậy, tính đến 15/10/2020 tổng số tiền B cần phải thanh toán cho A bao gồm:

 Nợ gốc chưa trả + Lãi phát sinh do hợp đồng + Lãi quá hạn phát sinh trên nợ gốc chưa trả + Lãi quá hạn phát sinh trên lãi hợp đồng chưa trả

= 100 +1,8  + 3 + 0.018 = 104,818 triệu đồng 

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về cách tính lãi quá hạn 150% theo quy định mới nhất của pháp luật. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết nhanh nhất.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Email: hangluatthanhcong@gmail.com
  • Website: https://inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Cách tính lãi quá hạn 150% – Nợ quá hạn trung bình trên thị trường” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

12 thoughts on “Cách tính lãi quá hạn 150% mới nhất 2022

  1. nguyenhoahaueh says:

    Tính chỗ này chư chính xác: Lãi phát sinh theo hợp đồng: 300* 1% *6=1,8 triệu đồng. (tính theo số ngày là 182 ngày và tổng tiền lãi phải trả 17.950.000đ). Từ đó dẫn tới lãi quá hạn phát sinh trên lãi chưa chính xác.

    • adminCTV says:

      Chào bạn,
      Lãi của nợ gốc phải thanh toán sau 6 tháng là:
      300* 1% *6=1,8 triệu đồng
      Nếu đến ngày 15/10/2020 (quá hạn 2 tháng) mà bạn chưa thanh toán lãi của nợ gốc là 1,8 triệu đồng, thì phải trả thêm lãi phát sinh trên lãi của nợ gốc.
      Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận lãi suất tính lãi phát sinh trên lãi của nợ gốc thì lãi suất được tính bằng 50% lãi suất hợp đồng căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 như sau:
      1,8 * 50% *1% *2= 0.018 triệu đồng.
      Thông tin đến bạn.

    • adminCTV says:

      Chào bạn,
      Lãi của nợ gốc phải thanh toán sau 6 tháng là:
      300* 1% *6=1,8 triệu đồng
      Nếu đến ngày 15/10/2020 (quá hạn 2 tháng) mà bạn chưa thanh toán lãi của nợ gốc là 1,8 triệu đồng, thì phải trả thêm lãi phát sinh trên lãi của nợ gốc.
      Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận lãi suất tính lãi phát sinh trên lãi của nợ gốc thì lãi suất được tính bằng 50% lãi suất hợp đồng căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 như sau:
      1,8 * 50% *1% *2= 0.018 triệu đồng.
      Thông tin đến bạn.

  2. Trúc says:

    Admin nói công thức này áp dụng trong trường hợp cho vay không có lãi, vậy cái 1%/tháng đó không phải lãi suất thì là gì ạ?

  3. sử thị kim tâm says:

    nếu trong thời gian họ chỉ chuyển trả số tiền nhỏ lẻ mà không trả gốc thì mình tính sao ạ.ví dụ họ vay 1.872.000.000đ ngày 09/8/2022 dến ngày 22/8/2022 họ ck 100.000.000đ rồi tháng 9 chuyển 100.000.000đ thì tính sao ạ

    • adminCTV says:

      Chào chị,
      Hợp đồng vay có quy định thời hạn trả nợ không vậy chị?
      Chị vui lòng liên hệ số điện thoại: 0903 146 372 để được Luật sư tư vấn hướng xử lý cụ thể cho mình

  4. Nguyệt says:

    Mình thấy nhiều trường hợp vay có lãi, có hạn thì vẫn tính bằng công thức x10%, mà không phải là x50%
    Giải thích giúp em với ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *