Quy định về tư vấn giám sát thi công

Xã hội ngày càng phát triển càng có nhiều công trình được xây dựng, một công trình được xây dựng cần có sự giám sát quá trình thi công để việc xây dựng được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác. Việc giám sát thi công chỉ được thực hiện bởi những người có khả năng và trình độ nhất định. Tất cả các vấn đề liên quan đến giám sát thi công được quy định tại các văn bản pháp luật cụ thể. Bài viết này, Inslaw sẽ giúp quý khách tìm hiểu những quy định về tư vấn giám sát thi công theo quy định hiện nay.

  • Luật lao động về nghỉ việc đối với NLĐ và NSDLĐ năm 2021
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp lao động
  • Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 1, 2, 3

Cơ sở pháp lý

  • Luật xây dựng 2014
  • Nghị định 46/2015/NĐ-CP

Giám sát thi công là việc theo dõi thường xuyên, liên tục của cá nhân, tổ chức giám sát thi công nhằm quản lý về chất lượng, tiến độ các công tác lắp đặt, điều chỉnh vật tư, thiết bị do nhà thầu thi công thực hiện theo hợp đồng, thiết kế thi công.

Chủ thể có thẩm quyền giám sát thi công theo quy định

  • Chủ đầu tư tự giám sát thi công công trình
  • Tổ chức tư vấn đủ điều kiện được chủ đầu tư thuê giám sát thi công công trình
  • Đối với hợp đồng tổng thầu thiết kế – thi công xây dựng công trình trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu:
    • Tổng thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình với việc do mình thực hiện và việc do nhà thầu phụ thực hiện.
    • Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện được tổng thầu thuê giám sát
  • Đối với công trình đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước
    • Tổ chức giám sát thi công công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, …
    • Tổ chức giám sát thi công công trình không được tham gia kiểm định chất lượng công trình do mình giám sát.
    • Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng sản phẩm, vật liệu cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm liên quan đến vật liệu do mình cung cấp.
Bài viết liên quan  17 tuổi có đứng tên xe được không

Yêu cầu đối với quá trình giám sát thi công công trình

  • Thực hiện từ khi khởi công, trong thời gian thi công và đến khi hoàn thành, nhiệm thu công việc, xây dựng công trình xây dựng.
  • Quá trình giám sát trung thực, khách quan, không vụ lợi
  • Giám sát thi công theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đúng tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, hợp đồng xây dựng.

Nội dung giám sát thi công công trình

  • Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình
  • Thông báo về quyền hạn, nhiệm vụ của các cá nhân trong việc quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công
  • Kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng như: thiết bị thi công, phòng thí nghiệm, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng.
  • Kiểm tra biện pháp thi công công trình so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt.
  • Xem xét, quyết định các nội dung do nhà thầu trình, yêu cầu nhà thầu chỉnh sửa các nội dung trong quá trình thi công công trình cho phù hợp.
  • Kiểm tra và chấp nhận các vật liệu, sản phẩm, thiết bị trong công trình.
  • Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công công trình và yêu cầu thực hiện công việc theo tiến độ thi công của công trình.
  • Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận.
  • Giám sát đảm bảo an toàn lao động theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế nếu có sai sót về thiết kế.
  • Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công công trình khi thất chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, quá trình thi công không đảm bảo an toàn, phối hợp giải quyết những vướng mắc với các bên khi phát sinh sự cố trong quá trình thi công.
  • Kiểm tra tài liệu nghiệm thu, kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn thành
  • Tổ chức thí nghiệm kiểm tra kiểm định chất lượng hạng mục công trình, bộ phận công trình, công trình xây dựng.
  • Thực hiện nghiệm thu công việc để chuyển sang thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công hoặc bộ phận công trình, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, kiểm tra xác nhận khối lượng công trình hoàn thành.
  • Lập hồ sơ hoàn thành công trình
  • Thực hiện các nội dung khác theo hợp đồng xây dựng.
Bài viết liên quan  Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cá nhân muốn hành nghề giám sát thi công phải đáp ứng điều kiện:

  • Hạng I: Đã giám sát trực tiếp thi công phần việc liên quan đến công việc đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, có ít nhất 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II.
  • Hạng II: Đã giám sát thi công trực tiếp, thi công công việc liên quan đến công việc đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, có ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III.
  • Hạng III: Đã giám sát thi công trực tiếp, thi công, tham gia hoặc thiết kế, thẩm định ít nhất 1 công trình cấp III hoặc 2 công trình cấp IV .

Trên đây là bài viết về việc quy định tư vấn giám sát thi công công trình mà công ty chúng tôi gửi đến Quý khách hàng. Để biết rõ hơn về các vấn đề liên quan đến giám sát thi công, Quý khách hãy tìm hiểu thêm trong các quy định pháp luật. Mọi thông tin cần tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết, tư vấn và hỗ trợ.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Email: hangluatthanhcong@gmail.com
  • Website: https://inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Quy định về tư vấn giám sát thi công theo nghị định 46/2015/nđ-cp” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.