Sàn giao dịch thương mại điện tử bản chất là gì? Đăng ký hoạt động cho sàn giao dịch thương mại điện tử ở đâu? Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký như thế nào để đúng quy định? Là những câu hỏi mà quý khách gặp vướng mắc khi có nhu cầu kinh doanh sàn thương mại điện tử bởi sàn giao dịch thương mại điện tử là một kênh hữu ích trong việc kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân với người tiêu dùng.
- Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá
- Hướng dẫn đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong năm 2021
- Khái niệm, đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Khoản 9 điều 3 52/2013/NĐ-CP định nghĩa Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử trong đó cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể thực hiện, tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó.
Một số ví dụ về sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada,… đã mang lại phương thức kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tân tiến phù hợp trong thời kỳ kinh tế số như hiện nay.
Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website TMĐT để phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình (hay gọi cách khác là người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
- Thương nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh hàng hóa dịch vụ (có thể gọi là thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ cho mục đích hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình ( được gọi là người bán).
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ tại 1 trong 2 loại hình là website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (được gọi là khách hàng).
- Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website TMĐT bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật).
- Các chủ thể có sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để tiến hành hoạt động thương mại.
Một số Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử:
- Website được thiết lập trong đó cho phép người tham gia được tiến hành mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website cho phép chủ thể tham gia được thiết lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ của họ;
- Website có chứa các chuyên mục mua bán và cho phép chủ thể tham gia đăng thông tin nhằm mục đích kinh doanh, mua bán hàng hóa và dịch vụ;
- Các loại website khác được quy định bởi Bộ Công Thương.
Trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
- Tiến hành đăng ký thiết lập website để cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo đúng quy định và buộc phải công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.
- Xây dựng và công khai quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử trên website;
- Yêu cầu các chủ thể là người bán cung cấp thông tin chuẩn xác khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
- Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện một cách đầy đủ, chuẩn xác.
- Lưu trữ thông tin đăng ký của chủ thể tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật bổ sung thông tin khi có sự thay đổi
- Có cơ chế cho phép các chủ thể tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện quy trình giao kết hợp đồng trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
- Có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của chủ thể tham gia vào hoạt động sàn thương mại điện tử và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
- Đề xuất và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời khi có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch TMĐT.
- Hỗ trợ cơ quan quản lý có thẩm quyền điều tra, xác minh các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, có nghĩa vụ cung cấp thông tin đăng ký hoạt động, lịch sử giao dịch và các tài liệu có liên quan về đối tượng có hành vi nêu trên.
- Công khai toàn bộ cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong toàn bộ quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng giao dịch trên website giao dịch TMĐT phát sinh mâu thuẫn với người bán/bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin liên quan về người bán, đồng thời có cơ chế tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Quý khách trên TOÀN QUỐC đang có nhu cầu tìm một dịch vụ thành lập trung tâm thương mại nhanh gọn GIÁ RẺ, UY TÍN – CHẤT LƯỢNG xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
Hotline tư vấn 24/7: 0931060668 (Mr.Lâu)
Hoặc để lại tin nhắn qua Email: hangluatthanhcong@gmail.com hoặc Box Chat Chúng tôi trực 24/24 Tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bạn. Rất hân hạnh được phục vụ. Xin Cảm Ơn!
Bạn đang xem bài viết “Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP” tại chuyên mục “Kiến thức chung”
Xem các đơn hàng khác