Mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014. Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, số lượng thành viên của khách hàng sẽ có những mô hình cơ cấu tổ chức tương ứng. Căn cứ quy định Luật doanh nghiệp hiện hành, mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần cụ thể như sau.

Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần.

Mô hình 1

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc)

Đối với các Công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không cần có ban kiểm soát. (bởi vì với số lượng ít thì việc quản lý sẽ dễ dàng, không nhất thiết có Ban kiểm soát giúp tiệt kiệm được nhân công, thời gian, tiền bạc của công ty) 

Mô hình 2

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc). 

Riêng trường hợp này Thành viên hội đồng quản trị phải có ít nhất 20% là thành viên độc lập và phải có ban kiểm toán nội bộ thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập có nhiệm vụ kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. 

Bài viết liên quan  Thành lập công ty tại quận 9

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông được hiểu là cơ quan của Công ty Cổ phần có quyền quyết định cao nhất, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết)

Mỗi năm Đại hội đồng cổ đông có một cuộc họp thường niên và có thể có cuộc họp bất thường tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. 

Số lượng thành viên: 

Phụ thuộc vào cá nhân, tổ chức năm giữ cổ phần của công ty, được ghi cụ thể tại sổ đăng ký cổ đông của công ty. 

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông có một số quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây:

  • Được thông qua định hướng phát triển của Công ty.
  • Có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên của Ban kiểm soát.
  • Có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm của Công ty

(Xem thêm tại Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014)

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị được hiểu là cơ quan quản lý của Công ty Cổ phần, được toàn quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhân danh công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 

Số lượng thành viên

Do điều lệ công ty quy định cụ thể ( phải có từ 3 đến 11 thành viên)

Nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị (Gồm cả thành viên độc lập): 

Không quá 05 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế,số lượng,  thời hạn nhiệm kỳ cụ thể do Điều lệ công ty cổ phần quy định

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị: 

Về nguyên tắc, Hội đồng quản trị có quyền quyết định tất cả các vấn đề của việc mở công ty Ngoại trừ những vấn đề thuộc quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể như:

  • Quyết định kế hoạch, chiến lược phát triển trung hạn, kinh doanh hàng năm của công ty
  • Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty 
  • Được quyết định các vấn đề liên quan đến phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
Bài viết liên quan  Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH

(Xem thêm tại Khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014)

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát được hiểu là cơ quan giám sát, quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc)

Số lượng thành viên

03 đến 05 kiểm soát viên (phải có trên một nửa số thành viên thường trụ tại Việt Nam).

Trưởng ban kiểm soát cần phải là kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc và kế toán viên phải làm việc chuyên trách tại công ty. Ngoại trừ, nếu Điều lệ công ty quy định khác. 

Nhiệm kỳ của kiểm soát viên:

không quá 05 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát:

Ban kiểm có có một số quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây:

  • Giám sát việc quản lý và điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc)
  • Thẩm định đầy đủ, hợp pháp, trung thực các báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính 06 tháng hoặc hàng năm của Công ty. 
  • Kiến nghị với Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải thiện cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành kinh doanh của công ty.

(Xem thêm tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2014)

Giám đốc (Tổng giám đốc)

Giám đốc (Tổng giám đốc) là người trực tiếp điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. Chịu sự giám sát và trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

Bài viết liên quan  Cách đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm từ một trong các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc thuê ngoài.

Số lượng: 01

Nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng giám đốc): Không quá 05 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế

Các quy định về quyền và Nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc)

Giám đốc (Tổng giám đốc) có một số quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyết định các công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không phải thông qua Hội đồng quản trị
  • Tổ chức việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng quản trị
  • Tuyển dụng lao động
  • Quyết định các vấn đề Lương, Quyền lợi của người lao động trong công ty.

(Xem thêm tại Khoản 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014)

Trên đây là tư vấn về vấn đề mô hình cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần. Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Bạn đang xem bài viết “Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đối tượng? Hạn mức & Cách tính năm 2021” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *