Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không

Là mô hình công ty đặc biệt, có số lượng nhỏ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhưng không thể phủ nhận ưu thế của loại hình này đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Vì thế mà không thể bỏ qua được loại hình công ty hợp danh này khi các nhà đầu tư xem xét lựa chọn loại hình cho công ty. Với chế độ thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác nên nhiều người lầm tưởng công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân do không tác bạch tài sản của cá nhân và công ty. Qua bài viết dưới đây, Luật Inslaw sẽ trả lời cho quý độc giả câu hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành công ty hợp danh có tư cách pháp nhân hay không

Định nghĩa công ty hợp danh. Để được xác định là pháp nhân cần có điều kiện gì?

Căn cứ Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty hợp danh là công ty có từ hai thành viên hợp danh trở lên làm chủ, cùng kinh doanh dưới một tên chung (tên của công ty) và cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty còn có thêm thành viên góp vốn và họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản đã góp vào công ty. Do đó trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh có vai trò trụ cột, quan trọng nhất để đưa ra các quyết định của công ty.

“Tư cách pháp nhân” là thuật ngữ thông dụng để nói đến một tổ chức trong pháp luật về kinh tế. Đây được xác định là một thực thể mang tính tập thể, có cơ cấu tổ chức rõ ràng, được thành lập theo đúng quy định của pháp luật và nhân danh chính mình khi tham gia các quan hệ pháp luật. Theo đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các điều kiện để xác định một tổ chức nào đó có tư cách pháp nhân hay không, cụ thể:

  • Được thành lập hợp pháp theo đúng trình tự, quy định của pháp luật;
  • Có bộ máy tổ chức điều hành hoàn chỉnh;
  • Có tài sản độc lập, tách bạch với các cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm phát sinh bằng chính tài sản của tổ chức mình;
  • Nhân danh chính mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Bài viết liên quan  Các thuật ngữ kế toán cơ bản dành cho chủ doanh nghiệp

Xác định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân hay không cần căn cứ vào các điều kiện mà một tổ chức cần có để được xác định là có tư cách pháp nhân. Đối chiếu quy định, đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh với quy định về Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 ta thấy:

Thứ nhất

Công ty hợp danh được thành lập đúng trình tự, quy định của pháp luật doanh nghiệp. Để công ty hợp danh được “khai sinh”, các thành viên hợp danh đã tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp danh của mình.

Thứ hai

Công ty hợp danh có cơ cấu quản lý khá chặt chẽ.  Bộ máy quản trị của công ty là Hội đồng thành viên, trong đó bao gồm tất cả các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty. Hội đồng thành viên này có quyền quyết định tất cả các công việc, hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ ba

Về vấn đề công ty hợp danh phải có tài sản độc lập, tách bạch với các thành viên và chịu trách nhiệm phát sinh bằng chính tài sản của công ty. 

Không phải tất cả thành viên trong công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với các nghĩa vụ của công ty mà chỉ có các thành viên hợp danh phải chịu chế độ vô hạn còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Do vậy trên thực tế, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với các thành viên công ty. Tài sản của công ty được các thành viên góp vốn vào công ty, nếu đó là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì vẫn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật để thể hiện sự tách bạch về tài sản. Hơn nữa, tài sản của công ty hợp danh còn bao gồm các tài sản tạo lập, thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty và các tài sản khác theo quy định của pháp luật. 

Bài viết liên quan  Lương tháng 13 có tính thuế tncn không

Sau khi thành lập công ty và tiến hành hoạt động kinh doanh phát sinh nghĩa vụ, trách nhiệm, trước hết công ty phải chịu mọi trách nhiệm phát sinh bằng tài sản của chính công ty đang có. Trong trường hợp tài sản của công ty hoàn toàn có thể giải quyết được các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính đó thì vấn đề trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh không phải đặt ra. Chỉ trong trường hợp tài sản hiện có của công ty không đủ hoặc không có để chịu trách nhiệm nói trên thì lúc này của các thành viên hợp danh mới phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó, ở một chừng mực nào đó, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với cả các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn của công ty. 

Thứ tư

Công ty hợp danh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có tên gọi, trụ sở, mã số doanh nghiệp, tài sản. Ngoài ra, các thành viên hợp danh khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất luôn nhân danh công ty để tham gia vào các giao dịch, bởi vì pháp luật doanh nghiệp quy định công ty hợp danh là công ty có từ hai thành viên hợp danh trở lên làm chủ, cùng kinh doanh dưới một tên chung (tên của công ty).

Bài viết liên quan  Mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Như vậy, khoản 2 Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ khi được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với tư cách pháp nhân, công ty hợp danh thuận lợi hơn khi gia nhập vào thị trường, thực hiện các giao dịch với đối tác, khách hàng; tạo điều kiện để công ty hợp danh thực hiện các thủ tục kinh doanh dễ dàng, tạo nên sự ổn định cho loại hình doanh nghiệp này.

Trên đây là tư vấn về vấn đề tư cách pháp lý của công ty hợp danh. Trường hợp có bất kì thắc mắc hay vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề đã nêu ở trên, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw  thông qua số điện thoại : 0931060668 (Mr.Lâu) hoặc email: hangluatthanhcong@gmail.com để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn chi tiết.

Bạn đang xem bài viết “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không? Cơ cấu tổ chứ ntn?” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *