Hiện nay việc thành lập doanh nghiệp đã trở nên phổ biến hơn rất so với trước đây, trong đó các doanh nghiệp đã đa dạng hóa loại hình kinh doanh của mình trên thị trường trong nước và đem cả những mặt hàng chất lượng xuất khẩu sang các nước Châu âu. Mặc dù việc thành lập doanh nghiệp đã được quan tâm hơn nhưng hiện tại vẫn có những cá nhân, tổ chức chưa nắm được quy trình thành lập các loại hình công ty, cũng như các giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị cho việc đăng ký thành lập. Để mang đến cho quý khách hàng những thông tin quan trọng, đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp của Inslaw sẽ chia sẻ những vấn đề xoay quanh các bước thành lập doanh nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm được các chi phí nhất.
Các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định
Bước 1: Soạn các tài liệu và nắm bắt các thông tin cần thiết cho việc thành lập Công ty
Để thành lập công ty đúng loại hình mà khách hàng quan tâm, cần chuẩn bị các thông tin và tài liệu như sau:
- Bản sao công chứng về các giấy tờ cá nhân; CMND, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước của thành viên hay cổ đông góp vốn.
- Trong đó cần phải nắm bắt các thông tin bao gồm:
- Tên và loại hình công ty có mong muốn thành lập.
- Địa chỉ dự kiến của trụ sở chính công ty.
- Địa chỉ công ty được hiểu là nơi tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp và được thể hiện thông tin cụ thể bao gồm: số nhà của trụ sở chính công ty, thôn, xóm, đường, phố, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh hoặc thành phố.
Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính không bao gồm nhà chung cư, tòa nhà không có chức năng kinh doanh văn phòng, khu tập thể (được áp dụng đối với các thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng)
- Số vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của thành viên hoặc cổ đông.
- Mức vốn điều lệ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các thành viên, cổ đông và chủ sở hữu dựa trên mức độ, phạm vi hoạt động kinh doanh. Khi biết được mức vốn trong các bước thành lập doanh nghiệp, bạn không nên để vốn quá cao ngay từ đầu mà nên để mức phù hợp với quy mô kinh doanh của mình.
- Khi có nhu cần tăng vốn sau này, các doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty một cách phù hợp.
- Tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh mà Công ty dự định tiến hành phát triển và đi vào khai thác hoạt động, khách hàng có thể tham khảo ngành nghề kinh doanh trên cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc theo quyết định 337 của Thủ tướng chính phủ quy định về các ngành nghề kinh doanh hiện nay.
- Trong đó cần lưu ý, với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện kinh doanh khi tiến hành hoạt động.
- Doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật của Công ty trước pháp luật.
- Với các bước thành lập doanh nghiệp việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty là điều rất quan trọng, vấn đề này do các thành viên hay các cổ đông của công ty thống nhất lựa chọn.
- Số thành viên, cổ đông hay chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp.
- Việc phân chia tỷ lệ góp vốn sẽ do thành viên và các cổ đông quyết định trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên, cổ đông trong công ty.
- Thành viên và cổ đông nào có tỷ vốn cao hơn các thành viên và cổ đông khác trong công ty cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ nắm quyền lợi hơn nhưng có trách nhiệm cũng lớn hơn. Do vậy, trước khi quyết định tỷ lệ sở hữu vốn, thành viên và các cổ đông cần có sự trao đổi và thống nhất với nhau để tránh những vấn đề phát sinh không cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị các loại giấy tờ để soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin và các tài liệu nêu trên, bạn sẽ cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cho các bước thành lập doanh nghiệp, theo đó thành phần hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
Về hồ sơ thành lập Công ty TNHH:
- Bạn cần chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH theo mẫu.
- Bản dự thảo điều lệ của loại hình công ty TNHH.
- Bản danh sách thành viên theo mẫu, áp dụng với Công ty TNHH 02 thành viên trở lên.
Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân có chứng thực hoặc pháp nhân còn hiệu lực:
- Các giấy tờ cá nhân: CMND hoặc hộ chiếu.
- Thành viên là tổ chức: Bạn cần có quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Về các giấy tờ trong hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm:
- Bản đề nghị đăng ký thành lập loại hình công ty cổ phần theo mẫu.
- Điều lệ của Công ty cổ phần.
- Quý khách hàng phải nộp danh sách các cổ đông sáng lập và đối với cổ đông là các nhà đầu tư nước ngoài hay danh sách người đại diện theo ủy quyền của công ty đối với cổ đông tổ chức là chủ thể nước ngoài.
- Chuẩn bị bản sao các giấy tờ: Giấy chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương khác, giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và có giấy ủy quyền tương tự đối với chủ thể thành lập doanh nghiệp là các tổ chức.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư có vốn nước ngoài là tổ chức.
- Cần thực hiện hoạt động cam kết về mục tiêu xã hội và môi trường đối với doanh nghiệp liên quan đến môi trường xã hội.
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội hoặc quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội.
- Nếu không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp một bản sao hợp lệ với các giấy tờ chứng thực cá nhân kèm theo hợp đồng cung cấp dịch vụ, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.
Bước 3: Quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã chuẩn bị xong các giấy tờ trong hồ sơ, khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép theo các bước thành lập doanh nghiệp như sau:
- Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, bắt buộc phải nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin quốc gia.
- Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư, sẽ thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ đã hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư sẽ xác nhận và yêu cầu bổ sung bản gốc hồ sơ giấy tờ để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc sửa chữa, Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư sẽ ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa hoặc bổ sung lại hồ sơ.
Bước 4: những việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành một số công việc sau:
Khắc dấu pháp nhân cho công ty:
Doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ khắc dấu, để tiến hành thủ tục này. Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy đăng ký khắc dấu.
Công bố mẫu dấu và công bố các thông tin thành lập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục công bố thông tin và công bố mẫu dấu đăng ký trên cổng thông tin của quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục đăng ký chữ ký số điện tử kê khai thuế:
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử.
- Nạn cần nộp tờ khai thuế môn bài doanh nghiệp và nộp thuế môn bài theo quy định.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng.
- Bước tiếp theo là dán biển tên công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp đã đăng ký.
Như vậy, có thể thấy các bước thành lập doanh nghiệp đã được rút ngắn và đơn giản hoá, nó là cơ sở để các doanh nghiệp thoải mái lựa chọn loại hình công ty phù hợp với khả năng và tiềm lực vốn của mình. Để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn quý khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 09 61 349 060 đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ phục vụ bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bạn đang xem bài viết “Các bước thành lập doanh nghiệp đúng theo quy định pháp luật 2021” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”
Xem các đơn hàng khác