Tạm ngừng kinh doanh

Hiện nay, do tình hình dịch Covid-19 ngày càng chuyển biến theo hướng phức tạp. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương án tạm ngừng kinh doanh bởi vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu, kể cả bao gồm các ngành dịch vụ như khách sạn, du lịch, nhà hàng ăn uống,…Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực sự hiểu rõ thủ tục pháp lý này. Làm sao để tạm ngừng đúng quy định… là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp khi muốn thực hiện tạm ngừng hoạt động. Công ty tư vấn luật Inslaw sẽ giải đáp cho quý khách hàng các thắc mắc đó thông qua dịch vụ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp về tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Hà Nội một cách chuẩn xác, dễ hiểu nhất.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Có thể hiểu tạm ngừng hoạt động kinh doanh là một thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp phải thực hiện khi chủ doanh nghiệp có nhu cầu muốn tạm dừng sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định mà hết thời hạn tạm ngừng đã đăng ký, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

  • Có văn bản thông báo gửi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng.
  • Thời hạn tạm ngừng hoạt động không quá 01 năm.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Hồ sơ thông báo tới cơ quan DKKD tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

  1. Thông báo tạm ngừng theo mẫu, Luật Inslaw sẽ tiến hành hoàn thiện giúp quý khách;
  2. Biên bản họp về việc tạm ngừng của công ty;
  3. Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;
  4. Giấy ủy quyền cho Luật Inslaw thực hiện dịch vụ.
  5. Thời hạn tạm ngừng: Theo quy định, sẽ tạm ngừng không quá 01 năm.
  6. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố/tỉnh nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở.
Bài viết liên quan  Chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng hạng 3

Ví dụ: Công ty Cổ phần A được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Khi Công ty Cổ phần A muốn tạm ngừng, đại diện theo pháp luật hoặc người ủy quyền sẽ thực hiện nộp hồ sơ tạm ngừng như trên tại phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo quy định năm 2020

Bước 1: Tư vấn và phân tích các quy định liên quan về tạm ngừng hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp của quý khách

  • Tư vấn các điều kiện để có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
  • Tư vấn thời hạn tạm ngừng theo quy định;
  • Tư vấn hậu quả pháp lý của thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh;
  • Tư vấn các quy định về giải trình lý do tạm ngừng với cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn các nội dung khác liên quan tới thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh.

Bước 2: Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động

  • Tư vấn đầu mục hồ sơ thông báo tạm ngừng hoạt động;

Bước 3: Thực hiện các thủ tục thông báo lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH và ĐT nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.

  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đang có địa chỉ trụ sở;
  • Thay mặt khách giải trình với cơ quan thẩm quyền và xử lý tất cả các vấn đề liên quan tới dịch vụ;
  • Đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao tận nơi cho quý khách hàng (Lưu ý Luật Inslaw chỉ áp dụng bàn giao tận nơi đối với các khách hàng có địa chỉ trụ sở tại Hà Nội).

Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ với đối tác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thời hạn hoàn thành thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty

Thời hạn hoàn thành thủ tục tạm ngừng công ty: 05-07 ngày làm việc.

Luật Inslaw cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục tạm ngừng nhanh chỉ từ 01 ngày. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hãy liên hệ với Luật sư của Inslaw để nhận được tư vấn và báo giá nhanh nhất.

Bài viết liên quan  Thành lập công ty hợp danh

Kết quả khách hàng nhận được

Kết quả mà quý khách sẽ nhận được là Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên Cổng thông quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ chuyển sang trạng thái: Tạm ngừng hoạt động.

Nghĩa vụ phải thực hiện sau khi đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Nghĩa vụ tài chính:

Căn cứ công văn số 1263/TCT-KK hướng dẫn về nộp thuế môn bài khi tạm ngừng có quy định người nộp thuế có thông báo cả năm dương lịch (01/01-31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với năm dương lịch tạm ngừng. Như vậy nếu doanh nghiệp không trọn năm thì vẫn phải nộp thuế môn bài.

Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ với đối tác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hóa đơn

Doanh nghiệp không phải nộp lại hóa đơn chưa sử dụng cũng không cần thực hiện thủ tục về hóa đơn.

Thời hạn tạm ngừng

Doanh nghiệp sẽ được tạm ngừng hoạt động trong 01 năm và có thể gia hạn thời hạn tạm ngừng không quá 2 năm.

Một số lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty:

  • Sau khi hết thời hạn đã thông báo tới cơ quan có thẩm quyền, nếu như vẫn tiếp tục có nhu cầu tạm ngừng thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh, tuy nhiên phải đảm bảo tổng thời gian liên tiếp không được quá hai năm.
  • Trong thời gian như đã đăng ký, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ thuế, thanh toán các khoản nợ khác và buộc phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động nếu không có thỏa thuận khác.
  • Doanh nghiệp phải đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động của đơn vị phụ thuộc đến Phòng Đăng ký có thẩm quyền. Nội dung thông báo gồm:
    • Tên doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh;
    • Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có);
    • Thời hạn dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quy định;
    • Lý do tạm ngừng thực tế;

Câu hỏi liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh:

Câu hỏi 1: Tạm ngừng kinh doanh công ty có được miễn thuế môn bài
Đáp: Căn cứ công văn số 1263/TCT-KK hướng dẫn về nộp thuế môn bài khi tạm ngừng có quy định người nộp thuế có thông báo tạm ngừng cả năm dương lịch (01/01-31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với năm dương lịch tạm ngừng. Như vậy nếu doanh nghiệp tạm ngừng không trọn năm thì vẫn phải nộp thuế môn bài.

Bài viết liên quan  Thành lập công ty tnhh hai thành viên

Câu hỏi 2: Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với thuế?
Đáp: Người nộp thuế trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế chủ quản biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc. Cơ quan thuế sẽ xem xét và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ của người nộp thuế.

Câu hỏi 3: Tạm ngừng kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Đáp: Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP về trường hợp và điều kiện được tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội đã quy định các trường hợp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải đáp ứng một trong các điều kiện để được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo Khoản 4, 5 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Luật Inslaw đã cung cấp tới quý khách những vấn đề pháp lý cần thiết nếu muốn tạm ngưng hoạt động công ty. Mọi ý kiến tư vấn trên đây chỉ mang tính chất tư vấn trong thời điểm hiện tại.

Để có thể liên hệ với Luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm của Luật Inslaw và nhận được tư vấn đầy đủ, chuẩn xác và nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 09 61 349 060. Trân trọng!

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *