Rất nhiều người đang muốn thành lập công ty cho riêng mình tuy nhiên không những thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tương đối phức tạp mà các thủ tục khác cũng vậy. Không những thế, luật doanh nghiệp 2019 mới ban hành có những quy định khác so với luật doanh nghiệp 2012, điều đó càng khiến cho nhiều người thắc mắc có phải đăng ký thang bảng lương không? Việc xây dựng thang bảng lương cần chú ý những gì. Hiểu được điều đó, công ty Luật Inslaw sẽ tư vấn cho các bạn là không cần phải đăng ký thang bảng lương với các cơ quan nhà nước, tuy nhiên vẫn cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức khác. Sau đây công ty luật Inslaw sẽ chia sẻ chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Đăng ký thang bảng lương của doanh nghiệp
- Căn cứ vào khoản 2 điều 93 Bộ luật lao động 2012 và điều 1 Nghị định 121/2018/ NĐ- CP thì trước ngày 01/01/2021 người sử dụng lao động hay doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên thì phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở , nơi sản xuất, kinh doanh
- Căn cứ quy định tại điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP và điều 93 luật lao động 2019 thì từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp và người sử dụng lao động không phải đăng ký thang bảng lương mà chỉ cần xây dựng thang bảng lương rồi nộp cho phòng lao động thương binh xã hội quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần phải làm các thủ tục sau:
- Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
Hồ sơ xây dựng thang bảng lương
Hệ thống thang bảng lương
- Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp áp dụng: Thường là mức lương thấp nhất trong bậc I. Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường (Nếu là trường hợp đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%).
- Nhóm chức danh, vị trí công việc : Doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu chức danh và vị trí công việc thì liệt kê hết
- Các cột bậc lương:
- Các doanh nghiệp tự lựa chọn Số lượng bậc lương cho đơn vị mình, thường thì từ 5-8 bậc.
- Mức lương bậc 1 không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất. Và cao hơn ít nhất 7% đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo
- Tiền lương bậc sau sẽ phải cao hơn bậc trước để đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, phát triển tài năng….
- Những doanh nhgiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động quận, huyện
- Những doanh nghiệp đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp lại
Lưu ý: Thang bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật.
Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
Nội dung của quyết định gồm:
- Điều 1: Ban hành hệ thống bảng lương của công ty
- Điều 2: Thời gian thang bảng lương có hiệu lực
- Điều 3: Các phòng ban và cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyết định này
Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương hay còn gọi là biên bản họp lấy ý kiến của người lao động. Theo đó, nội dung chính của biên bản gồm
- Đại diện người sử dụng lao động: Tùy số lượng mà doanh nghiệp quy định nhưng nhất định phải có giám đốc công ty, ngoài ra còn có bộ phận khác như trưởng phòng nhân lực, thư ký,…
- Tập thể người lao động: Bao gồm 10 người, ghi đầy đủ họ và tên
- Thời gian bắt đầu và kết thúc phiên họp
- Các thành viên sau khi đồng ý thì ký xác nhận
Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh
Đối với mỗi chức danh sẽ có các yêu cầu về trình độ và công việc phải làm khác nhau ví dụ như:
Giám đốc:
- Yêu cầu về trình độ: Có trình độ từ cử nhân đại học chuyên ngành Luật, quản trị kinh doanh… Là người có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Công việc phải làm: Là người quản lý công ty, triển khai chiến lược kinh doanh,…
Kế toán:
- Yêu cầu về trình độ : Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành trở lên, có kinh nghiệp 03 năm làm việc ở vị trí tương được, chịu được áp lực cao, nhanh nhẹn, nhiệt tình trong công việc
- Công việc phải làm: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, Thực hiện các công việc liên quan đến kế toán của công ty, giải quyết các công việc do giám đốc chỉ đạo,…
Chế độ nâng lương
- Thời gian được xét duyệt nâng lương: Do doanh nghiệp tự lựa chọn có thể 06 tháng, 01 năm,…
Tiêu chuẩn nâng bậc
- Đáp ứng được thời gian nâng bậc do doanh nghiệp quy định
- Không bị kỷ luật
- Hoàn thành tốt các công việc được giao
Quy chế tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp
Doanh nghiệp hay người sử dụng lao động phải trả tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp cho người lao động trong các trường hợp sau:
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được quy định điều kiện hưởng và mức hưởng trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
- Phụ cấp về chi phí đi lại, thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
Xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không xây dựng hoặc xây sai thang bảng lương
Căn cứ điều 16 nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 2 triệu- 5 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
- Không xây dựng, công bố công khai thang bảng lương tại nơi làm việc
- Không lập sổ lương và không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
- Khi thay đổi hình thức trả lương mà không thông báo cho người lao động được biết ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện
- Sử dụng thang bảng lương không đúng quy định khi đã được cơ quan nhà nước nhắc nhở
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động khi xây dựng thang bảng lương
Đối với các hành vi: Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện thì phạt tiền như sau:
- Vi phạm từ 01-10 người lao động: phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng
- Vi phạm từ 11-50 người lao động: phạt từ 10 triệu – 20 triệu đồng
- Vi phạm từ 51-100 người lao động: phạt từ 20 triệu – 30 triệu đồng
- Vi phạm từ 101-300 người lao động: phạt từ 30 triệu – 40 triệu đồng
- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt từ 40 triệu 50 triệu đồng
Trên đây là những chia sẻ của công ty Luật Inslaw về việc đăng ký thang bảng lương cho doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt được các thủ tục khi mới thành lập doanh nghiệp và tránh được các rủi ro không đáng có. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy để lại thông tin qua mail: hangluatthanhcong@gmail.com hoặc gọi qua số điện thoại 09 61 349 060 chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại cho bạn.
Bạn đang xem bài viết “Đăng ký thang bảng lương khi nào? Không đăng ký có bị phạt không?” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”
Xem các đơn hàng khác