Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhằm thay đổi quy mô, cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc loại hình doanh nghiệp. Đây là một hình thức khá phổ biến hiện nay khi nhu cầu mở rộng kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có thể thực hiện thủ tục sáp nhập một cách đúng quy định bởi đây là một thủ tục không dễ dàng và có thể gặp nhiều lỗi trong việc soạn thảo và thực hiện thủ tục.Luật Inslaw sẽ cung cấp tới quý khách góc nhìn pháp lý về một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, đó là sáp nhập doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại Điều 195, một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể được sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng việc là chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Như vậy, có thể hiểu rõ ràng rằng việc sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập và toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty đó sẽ chuyển sang công ty nhận sáp nhập.
Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập đều là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, tuy nhiên hai hình thức này có gì khác nhau?
Hợp nhất được định nghĩa trong Luật doanh nghiệp 2014 là hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể được hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất ngay sau khi hợp nhất thành công. Hậu quả pháp lý của hình thức này là tạo ra một công ty mới (công ty được hợp nhất) và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Xét về bản chất, hợp nhất là sự ghi nhận sự góp tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích chung để thành lập một pháp nhân mới.
Sáp nhập được hiểu là một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Hậu quả pháp lý của hình thức này là chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập. Bản chất của hình thức sáp nhập này là chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập.
Như vậy, trong khi sáp nhập doanh nghiệp sẽ chấm dứt sự tồn tại công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại hoạt động thì hợp nhất doanh nghiệp sẽ tạo ra một doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại.
Điều kiện sáp nhập công ty:
Doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục sáp nhập cần đảm bảo các điều kiện như sau:
- Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần trong số thị phần của thị trường liên quan tới ngành nghề kinh doanh đó thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập phải thông báo ngay cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, loại trừ các trường hợp được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh.
- Công ty nhận sáp nhập chiếm không quá 50% thị phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc sáp nhập có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, kỹ thuật.
Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp chuẩn quy định 2020 bao gồm:
- Hợp đồng sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua Hợp đồng sáp nhập đã được soạn thảo của các công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập đã soạn thảo và công bố của các công ty bị sáp nhập.
- Bản sao hợp lệ GCNĐKDN hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
- Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp trong đó nêu rõ nội dung cập nhật bổ sung.
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (kê khai theo mẫu)
- Danh sách đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định.
Trình tự, thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau
Theo quy định điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014, thủ tục sáp nhập công ty có thể thực hiện qua một số bước cơ bản như sau:
Bước 1: Các công ty chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và soạn thảo bản dự thảo Điều lệ của công ty nhận sáp nhập. Theo quy định, hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập và của công ty bị sáp nhập;
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập và thời hạn thực hiện việc sáp nhập theo đúng quy định;
- Dự thảo phương án sử dụng người lao động;
- Trình tự thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;
Bước 2: Các thành viên công ty, cổ đông công ty hoặc chủ sở hữu tiến hành thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Sau đó thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này.
Quý khách lưu ý: Tất cả các chủ nợ và người lao động phải nhận được, biết được về Hợp đồng sáp nhập được thông qua trong thời hạn 15 ngày.
Bước 3: Theo khoản 1 điều 61 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp quy định Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty nhận sáp nhập sẽ được tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, người lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Chi phí sáp nhập doanh nghiệp
Luật Inslaw sẽ thực hiện các dịch vụ tư vấn và sáp nhập theo các quy định của pháp luật:
- Tư vấn các điều kiện, trình tự, thủ tục và các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình tổ chức lại của doanh nghiệp qua hình thức sáp nhập doanh nghiệp;
- Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông đúng quy định;
- Soạn thảo Hợp đồng sáp nhập;
- Soạn thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập;
- Tư vấn và đề xuất phương án sử dụng lao động;
- Thủ tục chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi chi phí tư vấn điều kiện và đại diện thực hiện thủ tục sáp nhập sẽ được Luật sư công ty thông báo khi quý khách liên hệ thực hiện dịch vụ.
Trường hợp cấm sáp nhập doanh nghiệp
- Các trường hợp công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan;
- Công ty nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại luật Cạnh tranh.
Cơ quan có thẩm quyền
Sở Kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý thủ tục sáp nhập doan nghiệp
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định trong vấn đề về đăng ký doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa hoàn tất, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác cần hoàn thành của các công ty bị hợp nhất.
- Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua việc sáp nhập.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với cơ quan thuế trước khi tiến hành sáp nhập. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, Doanh nghiệp cam kết và doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thay cho doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Khi tiến hành điều chuyển tài sản từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập thì Công ty bị sáp nhập có tài sản điều chuyển phải phát hành lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn đối với hành vi này.
Nếu quý khách cần thêm sự hỗ trợ và tư vấn liên quan đến sáp nhập, hãy liên hệ với Luật Inslaw chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên hệ lại với quý khách để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc của doanh nghiệp.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn sáp nhập doanh nghiệp Công ty, vui lòng liên hệ hotline: 09 61 349 060 để nhận được bản tư vấn chi tiết nhất.
Bạn đang xem bài viết “Tư vấn làm hồ sơ, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp chi tiết 2020” tại chuyên mục “Tư vấn đầu tư”
Xem các đơn hàng khác