Nhượng quyền thương mại

Những năm gần đây, khái niệm nhượng quyền thương mại đã không còn là khái niệm xa lạ trong xu thế phát triển của thị trường. Vậy trong bài viết này, Luật Inslaw sẽ cung cấp thông tin pháp lý về việc đăng ký nhượng quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Điều 284 Luật Thương mại 2005 định nghĩa nhượng quyền là hoạt động thương mại, qua đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo điều kiện nhất định.

Các trường hợp yêu cầu đăng ký nhượng quyền thương mại bao gồm:

  • Thực hiện hoạt đônh nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam;
  • Các hoạt động nhượng quyền không phải tiến hành đăng ký nhượng quyền bao gồm: nhượng quyền trong nước và nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài. Các hoạt động này phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Điều kiện thực hiện hoat động nhượng quyền thương mại

Để thực hiện hoạt động nhượng quyền, cần đáp ứng 02 điều kiện như sau:

  • Việc mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ được thực hiện theo hình thức tổ chức kinh doanh do chủ thể nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có toàn quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh sau khi ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, các chủ thể tham gia hỏa động nhượng quyền thương mại, cần đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Điều kiện đối với Bên nhượng quyền: La thương nhân và sẽ được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động tối thiểu 01 năm.
  • Điều kiện đối với Bên nhận quyền: Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định rõ thương nhân sẽ được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với đối tượng nhượng quyền của quyền thương mại. Tuy nhiên, Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực đã bãi bỏ điều kiện này.

Nội dung của Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo pháp luật Việt Nam, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại cần có các nội dung chính sau đây:

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền của bên nhượng quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền của bên nhận quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, chi phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán chi phí.
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Gia hạn hợp đồng, chấm dứt và giải quyết tranh chấp phát sinh của hợp đồng.
Bài viết liên quan  Tư vấn đầu tư nước ngoài

Yêu cầu đối với hoạt động nhượng quyền

Theo định nghĩa tại Nghị định 35/2006/ND-CP , bên nhượng quyền được hiểu là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp. Trong khi đó, bên nhận quyền được định nghĩa là thương nhân được nhận, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

Quyền của thương nhân nhượng quyền

  • Hưởng phí nhượng quyền;
  • Quảng cáp cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền;
  • Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất và đảm ảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

Thương nhân nhượng quyền (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp các tài liệu hướng dẫn thực hiện và quản lý về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
  • Đào tạo nhân viên ban đầu và cung cấp, hướng dẫn và trợ giúp kỹ thuật cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động của chuỗi theo đúng hệ thống;
  • Thiết kế và sắp xếp địa điểm của thương nhân nhận quyền;
  • Đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  • Có sự bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền.

Quyền của thương nhân nhân quyền

Thương nhân nhận quyền có các quyền lợi như sau:

  • Đề nghị bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Yêu cầu bên nhượng quyền đối xử bình đẳng với các bên nhận quyền khác trong cùng hệ thống nhượng quyền.

Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

Thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ như sau:

  • Thanh toán phí nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và bố trí nhân lực nhằm tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh cũng như vận hành mà bên nhượng quyền chuyển giao
  • Đồng ý sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền đồng thời tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
  • Giữ bí mật bí quyết kinh doanh kể cả khi hợp đồng nhượng quyền kết thúc hoặc chấm dứt;
  • Chấm dứt sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh; hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Điều hành, quản lý mọi hoạt động phù hợp với tiêu chí hệ thống nhượng quyền;
  • Không được nhượng quyền lại cho một bên thứ ba trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Bài viết liên quan  Sáp nhập doanh nghiệp

Hồ sơ nhượng quyền thương mại bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:

  1. Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền trong đó nêu rõ các nội dung theo mẫu;
  2. Bản giới thiệu về nhượng quyền(mẫu Phụ lục III); 
  3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài); bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam;
  4. Bản sao hợp lệ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài (trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ);
  5. Văn bản chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong nếu thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

Trình tự, thủ tục nhượng quyền thương mại

Để thực hiện thủ tục nhượng quyền, bên dự kiến nhượng quyền là bên có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục như sau:

  • Bước 1: Bên dự kiến nhượng quyền gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyềnvào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền. Sau đó sẽ thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Sau khi hết thời hạn quy định mà hồ sơ không đáp ứng đủ yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra văn bản từ chối việc đăng ký và nêu rõ lý do.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Thương mại 2005;
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về luật thương mại về hoạt động nhượng quyền;
  • Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại;
  • Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ công thương;
Bài viết liên quan  Giấy chứng nhận đầu tư

Những câu hỏi liên quan đến nhượng quyền.

Câu hỏi 1: Sự khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và đại lý?

Đáp:

Nếu như đại lý chủ yếu hoạt động về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ bên giao đại lý và bên giao đại lý có trách nhiệm liên đới đối với họat động kinh doanh của bên đại lý và bên làm đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý, thì nhượng quyền thực hiện tổ chức điều hành kinh doanh gắn liền với các yếu tố mang tính thương hiệu của bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền.

Câu hỏi 2: Có nhượng quyền thương mại được với vàng bạc, đá quý không?

Đáp:

Vàng bạc, đá quý, kim cương là nhóm hàng hóa NĐT nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được quyền phân phối theo Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. 

Căn cứ phụ lục số 03 Thông tư 34/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương, kim loại, đá quý, bạc, vàng, kim cương đều là những hàng hoá không được thực hiện phân phối nên không thể nhượng quyền thương mại đối với vàng bạc và đá quý.

Tại sao Bạn nên chọn Luật INSLAW?

  • Đội ngũ Luật sư/Chuyên gia/Chuyên viên pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết.
  • Chất lượng dịch vụ tốt, cam kết mang lại sự hài lòng nhất tới Quý khách.
  • Thời gian hỗ trợ dịch vụ pháp lý linh hoạt, nhanh chóng.
  • Thái độ làm việc tận tình, nhẹ nhàng với đội ngũ tư vấn chất lượng.
  • Có trách nhiệm với tất cả các dịch vụ pháp lý cung cấp tới Quý khách.

Luật Inslaw là sự lựa chọn đáng tin cậy của các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Luật Inslaw sẽ hướng Khách hàng đến các giải pháp mang tính định hướng chính xác nhất cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp.

Để có thể liên hệ với Luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm của Luật Inslaw và nhận được tư vấn đầy đủ, chuẩn xác và nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 09 61 349 060 – 09 61 491 313.

Bạn đang xem bài viết “Tư vấn nhượng quyền thương mại cho doanh nghiệp uy tín” tại chuyên mục “dịch vụ sở hữu trí tuệ”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.