Hợp đồng hợp tác kinh doanh bcc

Những năm gần đây, Việt Nam tham gia ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện mở rộng nền kinh tế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Điều đó kéo theo nhu cầu hợp tác làm ăn phát triển giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau vừa giữa nhà đầu tư nước ngoài với các nhà đầu tư Việt Nam. Đây chính là các chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì cần có những nội dung chủ yếu nào trong hợp đồng? Qua bài viết dưới đây Inslaw giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.

Thế nào là hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Theo Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định thì hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC được hiểu là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh trong ngành nghề nào đó nhằm phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.

Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý với luật gốc là Bộ luật dân sự 2015, trong Bộ luật dân sự cũng đã chỉ rõ hợp đồng hợp tác, hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là một trong những loại hình của hợp đồng này.

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự nên nói mang đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng nói chung. 

Thứ nhất, nó là sự thỏa thuận của các bên, giữa vào sự tự nguyện ý chí. Các bên chủ thể của hợp đồng chủ yếu là các chủ sở hữu của doanh nghiệp và có năng lực chủ thể theo pháp luật dân sự đã quy định để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Chủ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của doanh nghiệp trong đó mục đích chính của hợp đồng này là tìm kiếm lợi nhuận.

Bài viết liên quan  Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở 2020? Hạn mức bao nhiêu?

Đây là hình thức đầu tư trực tiếp theo quy định tại Luật đầu tư 2020, thiết lập trên cơ sở hợp đồng, các nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và tham gia vào quá trình điều hành của dự án đầu tư.

Ngoài ra khác với các hình thức đầu tư liên doanh hợp tác khách có hình thành pháp nhân tổ chức kinh tế mới, thì hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC sau khi ký kết thì không cần phải thành lập doanh nghiệp mới. Hai bên có thể thỏa thuận sử dụng con dấu của một trong hai bên để thực hiện các giao dịch.

Ưu điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong các dự án đầu tư của mình. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh Bất động sản, cung cấp dịch vụ viễn thông, chế biến dầu khí, khai thác các khoáng sản quý hiếm… do những ưu điểm nổi trội mà nó mang lại.

  • Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, tài chính và công sức trong việc thành lập pháp nhân mới cũng như chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp. Đặc biệt khi kết thúc dự án, các nhà đầu tư lại phải tiến hành giải thể doanh nghiệp, tốn kém và mất thời gian.
  • Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên tham gia hợp đồng có thể hỗ trợ nhau và giúp đỡ nhau về những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các nhà đầu tư có thể nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó sẽ giúp các doanh nghiệp linh hoạt và độc lập, quyết định mọi vấn đề trở nên nhanh chóng, hiệu quả. 
  • Thứ tư, việc tiến hành đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC còn giúp các nhà đầu tư tham gia hợp tác ký kết chọn được phương án góp vốn vào dự án, phân chia kết quả phù hợp với nguồn vốn góp mình đóng góp. Theo đánh giá thực tế hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư không có nhiều nguồn vốn và thường đóng góp bằng quyền sử dụng đất, đây là nguồn tài sản quan trọng. Ngoài ra các công ty nước ngoài khi tiến hành đầu tư phải có giấy phép đầu tư hợp pháp, trong trường hợp ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể sử dụng tài nguyên có các nhà đầu tư trong nước, tránh được các thủ tục dườm dà. Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài thường có công nghệ máy móc hiện đại, ngược lại với điều kiện thuận lợi trong nước của các nhà đầu tư Việt Nam, việc ký kết sẽ giúp thu được nguồn lợi nhuận tối đa mà hạn chế được các vấn đề phát sinh đến xuống mức tối thiểu.
Bài viết liên quan  Các thuật ngữ kế toán cơ bản dành cho chủ doanh nghiệp

Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Căn cứ theo Điều 27 Luật đầu tư 2020 thì chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài.

Trong đó nhà đầu tư có thể là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước hay là những nhà đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC được ký kết có thể ít nhất là hai nhà đầu tư hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào số lượng nhà đầu, yêu cầu quy mô của dự án đó. Ngoài ra trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thì sẽ phải thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh Việt Nam theo pháp luật Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.…

Nội dung hợp đồng BCC

Căn cứ theo quy định tại Luật đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC nội dung có thể thỏa thuận dựa theo hai bên nhưng ít nhất phải có những nội dung sau:

  • Tên các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp hợp tác với nhau về dự án đầu tư đó, gồm địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền tham gia của các bên ký kết; địa chỉ giao dịch hoặc ghi rõ địa chỉ nơi thực hiện dự án.
  • Mục tiêu và mong muốn của việc ký kết hợp đồng với nhau trong dự án, phạm vi theo thời gian không gian hoạt động đầu tư kinh doanh.
  • Tổng giá trị đóng góp về tài sản cố định, tài sản lưu động,…của các bên tham gia hợp đồng, phân chia kết quả đầu tư sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận kinh tế.
  • Hiệu lực của hợp đồng tiến độ, thời gian của nó trong bao lâu.
  • Thỏa thuận rõ ràng về các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng rõ ràng tránh các phát sinh tranh chấp không đáng có.
  • Thỏa thuận rõ các bên về trường hợp sửa đổi, chuyển nhượng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng. 
  • Nghĩa vụ trách nhiệm phải thực hiện khi có sự vi phạm hợp đồng về bồi thường thiệt hại, phương thức giải quyết tranh chấp là trọng tài thương mại hay tòa án.
Bài viết liên quan  Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cần rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng để tránh phát sinh tranh chấp.

  • Ngoài ra các bên tham gia có thể bổ sung các điều khoản khác dựa trên ý chí mong muốn và thỏa thuận các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về hợp đồng hợp tác kinh doanh của Inslaw, nếu như khách hàng còn bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ bên công ty chúng tôi, vui lòng liên hệ qua các thông tin sau:

  • Hotline: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Gmail: hangluatthanhcong@gmail.com

Bạn đang xem bài viết “Hợp đồng hợp tác kinh doanh bcc là gì? Quy định pháp lý đầu tư?” tại chuyên mục “Tin tức dịch vụ”

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.