Theo quy định của pháp luật, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm thì đặt ra vấn đề thừa kế thế vị. Tuy nhiên, thừa kế thế vị được hiểu như thế nào, áp dụng trong trường hợp nào và vợ có được thừa kế thế vị không hay không thì chúng ta sẽ làm rõ trong bài viết này.
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha (mẹ) cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha (mẹ) chắt được hưởng nếu còn sống. Đơn giản hơn, nếu bố (mẹ) chết trước ông (bà), thì khi ông chết, cháu sẽ “thế vị” bố (mẹ) và nhận tài sản từ ông (bà), phần tài sản này bằng phần tài sản mà bố (mẹ) nhận được từ ông (bà) nếu bố (mẹ) còn sống. Nếu như cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với ông (bà) thì chắt sẽ thế vị và được hưởng phần di sản này.
Điều kiện áp dụng quy định về thừa kế thế vị.
Như vậy, các trường hợp áp dụng quy định về thừa kế thế vị khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chỉ áp dụng khi người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm người để lại di sản. Điều này có nghĩa là cháu (chắt) được thế vị bố (mẹ) nhận di sản để lại của ông bà khi bố (mẹ) chết trước ông bà. Như vậy, nếu bố (mẹ) chết sau ông bà thì không đặt ra vấn đề thừa kế thế vị khi ông (bà) chết.
- Áp dụng cho các đối tượng có quan hệ huyết thống một chiều, tức là cháu (chắt) được thế vị bố (mẹ) nhận di sản mà ông (bà) để lại. Không xét trường hợp ngược lại, ông (bà) thế vị bố (mẹ) để nhận di sản thừa kế của cháu khi bố chết trước cháu. Và chỉ con ruột mới được hưởng thừa kế thế vị.
- Chỉ áp dụng trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật ( không áp dụng trong trường hợp chia thừa kế theo di chúc). Khi đó, giả sử người để lại di sản có để lại di chúc, trong nội dung di chúc có chia một phần di sản cho người thừa kế, nhưng người thừa kế này lại chết trước người để lại di sản thì phần di chúc này vô hiệu. Phần di sản đó sẽ tiếp tục chia theo pháp luật, và tại đây, mới đề cập đến thừa kế thế vị, cháu ( chắt) thế vị bố (mẹ) nhận phần di sản mà đáng ra bố (mẹ) cháu nhận được khi còn sống.
- Chỉ áp dụng thừa kế thế vị khi con của người để lại di sản được nhận tài sản nếu còn sống. Điều này có nghĩa là, nếu như ngay cả khi con của người để lại di sản còn sống mà cũng không được nhận di sản thừa kế thì không đặt ra vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp này.
Như vậy, chỉ cháu chắt của người để lại di sản chết mới được hưởng thừa kế thế vị. Vợ/chồng của người con của người để lại di sản không phải là đối tượng hưởng thừa kế thế vị hay vợ không được thừa kế thế vị.
Trường hợp vợ có thể nhận di sản từ bố mẹ chồng
Tuy con dâu không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ chồng, nhưng vẫn có trường hợp con dâu được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ chồng. Đó là khi bố mẹ chồng chết để lại di chúc cho con dâu. Theo nguyên tắc bảo vệ quyền được chỉ định người thừa kế của người để lại di chúc, thì trước khi bố mẹ chồng chết, có thể định đoạt tài sản của mình chia cho ai, điều này được thể hiện trong nội dung di chúc. Nếu trong nội dung di chúc bố mẹ chồng có đề cập vấn đề để lại tài sản cho con dâu, mà phần di chúc này không bị vô hiệu thì con dâu vẫn nhận được tài sản từ bố mẹ chồng.
Quy trình khai nhận di sản thừa kế
Để nhận di sản thừa kế, người thừa kế (hoặc người được ủy quyền) cần phải thực hiện các bước khai nhận di sản thừa kế bao gồm:
Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản:
- Những người được hưởng di sản thừa kế liên hệ trực tiếp với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.
- Phòng công chứng niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường xã nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.
- Nếu sau thời gian niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế, không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.
Bước 2: Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế
- Phải có xác nhận của UBND xã phường mà không có tranh chấp hay khiếu nại. Công chứng viên gửi giấy hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận.
- Vào ngày hẹn, tất cả người nhận di sản mang đầy đủ giấy tờ cần thiết nộp cho văn phòng công chứng để hoàn thiện thủ tục nhận di sản thừa kế.
Cơ sở pháp lí
Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015
Trên đây là tư vấn về câu hỏi vợ có được thừa kế thế vị không theo quy định pháp luật mới nhất. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW để giải quyết, tư vấn và hỗ trợ.
Xem các đơn hàng khác