Thủ tục thừa kế không có di chúc 2018 như thế nào? Quyền sử dụng đất

Vấn đề thừa kế trong xã hội hiện nay diễn ra rất phổ biến và được nhiều người quan tâm. Có rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến thừa kế, nếu người chết để lại di chúc thì việc thừa kế sẽ được chia theo nội dung di chúc (trong trường hợp di chúc để lại hợp pháp). Nếu người chết mà không để lại di chúc thì phần thừa kế sẽ định đoạt  như thế nào? Có rất nhiều trường hợp người chết không để lại di chúc dẫn đến việc các thành viên trong gia đình xảy ra xung đột hoặc tranh chấp tài sản. Nhiều vụ tranh chấp xảy ra để lại hậu quả vô cùng to lớn. Chính vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ giúp mọi người tìm hiểu những vấn đề về thủ tục thừa kế không có di chúc 2018 theo quy định hiện nay.

Tìm hiểu khái quát về di chúc và thừa kế

Thừa kế là việc người đã chết chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ, khoản nợ cho người còn sống có quan hệ huyết thống do người đã chết định đoạt khi còn sống. Thừa kế có 2 trường hợp là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  • Thừa kế theo di chúc: Người chết có để lại di chúc, di chúc hợp pháp.
  • Thừa kế theo pháp luật: Được thực hiện khi người chết không để lại di chúc; di chúc không hợp pháp; người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm người để lại di chúc chết.
Bài viết liên quan  Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người thừa kế là người được hưởng di sản bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật.

  • Người thừa kế theo di chúc: Là người thừa kế có tên trong nôi dung di chúc mà tại thời điểm mở di chúc, người đó còn sống.
  • Người thừa kế theo pháp luật: Là người thừa kế không có trong di chúc nhưng vẫn được thừa kế di sản theo quy định pháp luật.

Hàng thừa kế thứ nhất: vợ; chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ 2: ông bà nội; ông bà ngoại; anh chị em ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại; cháu gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột.

  • Những người cùng hàng thừa kế với nhau sẽ được hưởng những phần di sản ngang bằng nhau.
  • Trong trường hợp người thừa kế ở hàng trước chết, không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thì người thừa kế ở hàng sau mới được hưởng di sản.
  • Di sản là phần tài sản (có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá trị, quyền tài sản) mà người chết để lại cho người còn sống.
  • Di chúc: Là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của người chết khi muốn để lại tài sản cho người còn sống. Thời điểm mở di chúc là thời điểm người để lại di chúc chết hoặc bị Toà án tuyên bố chết. Người lập di chúc phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên, khi lập di chúc phải trong điều kiện minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép, đe doạ. Nội dung di chúc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Bài viết liên quan  Cách đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm

Thủ tục thừa kế không có di chúc 2018

Như theo tìm hiểu ở trên, trong trường hợp người chết không có di chúc hoặc di chúc để lại không hợp pháp thì thủ tục thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật. Như vậy, phần tài sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất.

  • Trong trường hợp di sản để lại không có tranh chấp, tất cả người thừa kế đều đồng ý thì những người thừa kế sẽ làm thủ tục kê khai tài sản tại văn phòng công chứng. Khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp pháp cơ quan công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã. Sau 15 ngày, nếu không có tố cáo hay khiếu nại gì thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
  • Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, người thừa kế có thể làm thủ tục sang tên đối với tài sản là bất động sản.
  • Nếu những người thừa kế không thoả thuận được trong việc phân chia tài sản thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trước khi khởi kiện ra Toà, có thể gửi đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã tiến hành hòa giải. Nếu hoà giải không thành thì sẽ nộp đơn khởi kiện ra Toà án quận (huyện) để phân chia thừa kế.
Bài viết liên quan  Các bước thành lập doanh nghiệp 

Lưu ý:

Thừa kế thế vị: Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời người để lại di sản chết thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà bố mẹ cháu đưởng hưởng. Nếu cháu mất trước hay cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục thừa kế không có di chúc 2018 theo quy định mới nhất của pháp luật. Việc thừa kế hiện nay có rất nhiều những quy định và yêu cầu chặt chẽ, vì vậy nếu có vấn đề liên quan đến thừa kế, mọi người hãy tìm hiểu cụ thể. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết, tư vấn và hỗ trợ.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Email: hangluatthanhcong@gmail.com
  • Website: https://inslaw.vn

Bạn đang xem bài viết “Thủ tục thừa kế không có di chúc 2018 như thế nào? Quyền sử dụng đất” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.