Mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2020

Ngoài việc tranh chấp tài sản, thì vấn đề tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn cũng đang rất phổ biến. Vậy cách viết mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn để nộp cho tòa án ra sao?hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

Những cơ sở quyết định giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, nếu vợ và chồng không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì sẽ phải nhờ đến sự quyết định của Tòa án. Tranh chấp quyền nuôi con sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

  • Con dưới 36 tháng tuổi, theo quy định chung, người mẹ sẽ được quyền nuôi con. Ở một số trường hợp, người mẹ không có đủ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển những hành vi của mình thì người bố sẽ có quyền nuôi con.
  • Trường hợp con trên 36 tháng tuổi.Tòa án sẽ xem xét về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Nếu tòa xét thấy bên nào có đủ điều kiện tốt cho sự phát triển của người con, thì tòa sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó.

Nếu như, con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của người con muốn ở với bố hay với mẹ.

Cách giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Để có thể giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, bạn cần phải giành lợi thế về mình. Sau đây là những kinh nghiệm để giúp bạn giành quyền nuôi con:

  • Chứng minh đối phương không quan tâm đến con cái, bạo lực với con trong thời gian sống chung. Việc không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ đối với con cái, sẽ làm người đó mất đi quyền nuôi con và bạn sẽ giành lợi thế.
  • Yếu tố thứ 2 quyết định đó chính là điều kiện kinh tế để nuôi con. Nếu như bạn chứng minh được thu nhập của mình đảm bảo đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con thì bạn đã chiếm được một nửa ưu thế rồi.
  • Chứng minh được đối phương đã ngoại tình, hoặc thường xuyên sử dụng bạo lực,…
  • Ngoài việc đáp ứng về vật chất , thì yếu tố tinh thần cũng rất được coi trọng. Nếu bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng thì phải có thời gian chăm sóc con cái. Vì thế, đối phương hay đi công tác hay đi làm xa sẽ gặp bất lợi trong việc nhận quyền nuôi con.
Bài viết liên quan  Lương tháng 13 có tính thuế tncn không

Hướng dẫn viết mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi Tòa án đã đưa ra quyết định, phán quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn cho vợ hoặc chồng. Nhưng trong thời gian nuôi dưỡng con cái, đã vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc có các hành vi xâm phạm, vi phạm quyền và lợi ích của con trẻ thì bên khởi kiện sẽ giành lại quyền ly hôn và tiến hành lập mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần điền thông tin Tòa án, nơi mà sẽ tiếp nhận mẫu đơn khởi kiện về giành quyền nuôi con của bạn.
  • Tiếp theo là thông tin của người làm đơn, yêu cầu muốn thay đổi quyền nuôi con và người đang trực tiếp nuôi con. Đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại.
  • Bạn cần cung cấp các thông tin về bản án, quyết định của tòa đã giải quyết vấn đề ai là người sẽ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  • Thông tin của người con hiện ai đang trực tiếp nuôi dưỡng và nơi cư trú.
  • Tiếp theo bạn cần trình bày lý do bạn làm đơn khởi kiện, một cách chi tiết, hợp lý và rõ ràng nhất. Cần đầy đủ, chính xác các thông tin vì như thế sẽ giúp bạn thắng kiện dễ dàng hơn.
  • Nói lên nguyện vọng của bạn, sau khi giải quyết tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, sẽ được trở thành người trực tiếp giành quyền nuôi con.
  • Kèm theo các giấy tờ, văn bản đi kèm liên quan đến việc khởi kiện.
  • Mục cuối cùng bạn phải cam kết, xác nhận những thông tin mà bạn khai vào mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu như Tòa án điều tra lại nội dung mà bạn đã khai là sai sự thật, thì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét xử giành quyền nuôi con của bạn.
Bài viết liên quan  Luật lao động việt nam 2022 mới nhất

Trình tự thủ tục các bước giành quyền nuôi con sau ly hôn

Ngoài mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thì cần phải có những giấy tờ sau để nộp lên Tòa án nhân dân nơi bạn đang cư trú để Tòa án xem xét và tiến hành giải quyết sớm nhất. 

  • Đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
  •  Sổ hộ khẩu yêu cầu có công chứng.
  • Bản sao công chứng CMND / thẻ căn cước
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh của người con chung 
  • Bản án quyết định ly hôn mà Tòa án đưa ra
  • Các loại giấy tờ chứng minh bạn đủ khả năng nuôi con ( nếu có sẽ giúp ích cho việc xét xử)
  • Cần có giấy xác nhận của công an nơi cư trú và người trực tiếp đang nuôi dưỡng con chung của cả 2 đang sinh sống.
  • Các tài liệu chứng minh cho việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Các bước tiến hành thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi quyền nuôi con trực tiếp lên Tòa án nhân dân nơi bạn đang cư trú và làm việc.
  • Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện và hồ sơ giành quyền nuôi con, Tòa án sẽ ra thông báo và yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Bước 3: Người nộp đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sẽ nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án đã nộp hồ sơ và nộp lại biên lai đóng tiền cho Tòa án.
  • Bước 4: Tòa án sẽ xem xét và tiến hành thụ lý vụ án, giải quyết vụ án theo nguyên tắc, thủ tục chung và đưa ra bản án cuối cùng về việc giành quyền nuôi con.
Bài viết liên quan  Luật giao thông đường bộ mới nhất năm 2022

Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn của các cặp vợ chồng hiện nay rất nhiều, đây có thể coi là một cuộc chiến khốc liệt và kéo dài. Chính vì vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách viết mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, để giúp bạn có thể nắm chắc phần thắng trong cuộc đấu giành quyền nuôi con.

Bạn đang xem bài viết “Mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất ” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.