Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi, cha muốn giành quyền nuôi

Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi

Ly hôn khi có 2 đứa con là điều không ai mong muốn, nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn phải đưa ra quyết định này khi không thể tiếp tục chung sống. Và quyền nuôi con sau ly hôn luôn là vấn đề gây tranh cãi.

Quy định của pháp luật về quyền nuôi con sau ly hôn

Mặc dù ly hôn là điều không ai mong muốn, nhưng cực chẳng đã bạn phải ly hôn thì hãy xem xét các quy định của pháp luật về quyền nuôi con sau ly hôn, để biết khả năng giành được quyền nuôi con của mình như thế nào. Từ đó có những quyết định sáng suốt cho bản thân.

Pháp luật luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên liên quan. Nếu khi ly hôn 2 vợ chồng tự thỏa thuận được việc nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn thì tòa án sẽ chấp nhận sự thỏa thuận đó. Ngược lại nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được, thì tòa án sẽ giao con cho 1 bên trực tiếp chăm sóc.

Việc tòa án giao con cho bên nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi của con, quyền lợi của con về mọi mặt hay nguyện vọng của con,… Trong đó độ tuổi của con có ảnh hưởng lớn nhất.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi

Pháp luật quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi chỉ thuộc về người cha khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục hoặc có sự thỏa thuận khác của cha mẹ nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.

Bài viết liên quan  Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi

Như vậy, kể cả khi cha mẹ tự thỏa thuận thì vẫn phải xem xét xem có phù hợp với lợi ích của con hay không. Bởi pháp luật luôn đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu, và một điều dễ hiểu là trẻ dưới 36 tháng thì rất cần được sự chăm sóc, dạy dỗ của người mẹ.

Xem thêm: Hướng dẫn làm giải thể công ty đơn giản dễ thực hiện  

Đối với con trên 36 tháng tuổi và dưới 7 tuổi

Trường hợp này tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để phân chia quyền nuôi con sau ly hôn. Quyền lợi về mọi mặt của con bao gồm:

  • Quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc và tôn trọng, đồng thời thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của con về tài sản và nhân thân theo đúng quy định của pháp luật.
  • Quyền được đi học, được giáo dục, dạy dỗ.
  • Quyền được sống trong môi trường lành mạnh, phát triển cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Đối với con trên 7 tuổi

Con trên 7 tuổi, khi phân chia quyền nuôi con sau ly hôn, tòa án ngoài việc xem xét đến các quyền lợi về mọi mặt của con còn xem xét cả nguyện vọng của con. Nếu cha/mẹ có đủ điều kiện để thực hiện các quyền lợi cho con nhưng nguyện vọng của con lại không muốn ở cùng người đó, thì quyền nuôi con có thể sẽ được giao cho người còn lại.

Ly hôn khi có 2 đứa con đều lớn hơn 3 tuổi

Theo như các quy định của pháp luật về quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn đã được phân tích ở trên thì:

Nếu cả 2 bé đều nhỏ hơn 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét các quyền lợi về mọi mặt của trẻ để đưa ra quyết định.

  • Trường hợp cả bố và mẹ đều đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ con thì con sẽ được chia cho 2 người, mỗi người nuôi 1 bé.
  • Trường hợp bố hoặc mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ con thì cả 2 con sẽ được giao cho người nào có điều kiện tốt hơn chăm sóc.
Bài viết liên quan  Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Các trường hợp không phải nộp?

Nếu cả 2 bé đều trên 7 tuổi thì ngoài việc xem xét các điều kiện của bố mẹ, tòa án còn xem xét nguyện vọng của cả 2 bé. Thường thì theo quyền nuôi con khi ly hôn 2020, tòa án sẽ thuận theo nguyện vọng của các bé. Có thể cả 2 bé sẽ cùng được giao cho một người chăm sóc nếu cả 2 bé đều muốn ở với người đó.

Trường hợp ly hôn khi có 2 con nhỏ dưới 3 tuổi

Theo quy định của pháp luật thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ chăm sóc. Điều kiện để mẹ được nuôi 2 con khi ly hôn trong trường hợp này là người mẹ phải đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc cho cả 2 con. Nếu người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc cả 2 hoặc có thỏa thuận khác giữa 2 vợ chồng mà phù hợp với lợi ích của trẻ thì có thể sẽ có 1 trong 2 bé được giao cho người chồng nuôi dưỡng.

Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi 2
Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi

Còn trường hợp cả 2 bé dưới 36 tháng tuổi đều được giao cho người chồng là rất hy hữu, ít xảy ra. Điều kiện để được nuôi 2 con khi ly hôn đối với người cha trong trường hợp này là khi người mẹ gặp vấn đề nào đó mà không thể chăm sóc được con.

Ly hôn khi có 1 con trên 3 tuổi, 1 con dưới 3 tuổi

Với bé dưới 3 tuổi thì theo quy định về quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn, bé sẽ được giao cho người mẹ chăm sóc, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác giữa 2 vợ chồng.

  • Nếu bé dưới 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét các quyền lợi về mọi mặt của trẻ để quyết định. Thông thường nếu ở trên người mẹ đã được quyền chăm sóc bé dưới 3 tuổi thì bé trên 3 tuổi này sẽ được giao cho người bố chăm sóc, trừ khi người bố không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Nếu bé trên 7 tuổi thì ngoài việc xem xét các quyền lợi về mọi mặt của trẻ như trên, tòa án còn xem xét nguyện vọng của bé. Nếu bé muốn ở với mẹ, mà người mẹ đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục cả 2 con thì có thể cả 2 bé đều sẽ được giao cho mẹ.
Bài viết liên quan  Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2022

Ngược lại nếu bé muốn ở với bố hoặc muốn ở với mẹ nhưng mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc cả 2 con thì bé trên 7 tuổi sẽ được giao cho người bố chăm sóc.

Ly hôn khi có 2 đứa con thì việc phân chia quyền nuôi con sau ly hôn cũng đỡ căng thẳng hơn so với các trường hợp khác. Luật Thiên Mã chúc các bạn có những quyết định sáng suốt sau khi đọc bài viết này!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Email: hangluatthanhcong@gmail.com
  • Website: https://inslaw.vn

Bạn đang xem bài viết “Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi, cha muốn giành quyền nuôi” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

14 thoughts on “Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi, cha muốn giành quyền nuôi

  1. Phạm thị Hồng thắm says:

    Cháu xin hỏi cháu không may nợ nần 1 tỉ giờ bố mẹ và chồng đuổi về ngoại không cho mang con về. Cháu có hai con dưới 36 tháng . Tài sản chung gồm 1 lô đất trị giá 2 tỉ . 1 nhà đang xây dựng trên đất ông bà nội cho trị giá 4 tỉ và một số hàng hoá tại nhà trị giá 1 tỉ . Giờ li hôn cháu có được nuôi dưỡng 1 con ko ạ và tài sản phân chia như nào ạ

    • adminCTV says:

      Chào bạn,
      1/ Về quyền nuôi dưỡng:
      Căn cứ theo Điều 81 Luật HNGĐ 2014 quy định về quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
      Thứ nhất, vợ và chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con.
      Thứ hai, nếu không có sự thỏa thuận, Tòa sẽ quyết định cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
      Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp nếu mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
      Như vậy, trong trường hợp của bạn, Tòa sẽ xem xét điều kiện của bạn và bạn chứng minh được mình có đủ điều kiện về vật chất, thế chất để nuôi con trước Tòa thì bạn có quyền nuôi dưỡng cả 02 con.

      2/ Về phân chia tài sản:
      Trường hợp 1: Vợ và chồng có thỏa thuận phân chia tài sản, thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó.
      Trường hợp 2: Nếu vợ và chồng không có sự thỏa thuận, thì căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tài sản sẽ được chia đôi. Bên cạnh đó, dựa vào một số điều kiện để Tòa phân chia tài sản như sau:
      – Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
      – Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
      – Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
      – Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
      Như vậy, tài sản sản chung hai vợ chồng sẽ được Tòa chia đôi hoặc phân chia dựa trên các điều kiện đã được trích dẫn ở trên. Bên cạnh đó, với nhà đang xây dựng trên đất được tặng cho bởi ông bà nội. Phải xét đến người được tặng cho là vợ và chồng hay một trong hai. Nếu tặng cho một người thì đây là tài sản riêng của người đó, không tính vào phần tài sản chung khi phân chia tài sản.
      Thông tin đến bạn.

  2. Vân says:

    chào luật sư. con mình 10 tháng tuổi nhưng vì nhiều lý do mà mình muốn ly hôn. con thì mình được nuôi nhưng tài sản ví dụ như nhà là tiền chồng mình nhưng đứng tên bố mẹ và mua trước khi đăng kí kết hôn. xe mua sau đăng kí kết hôn. vậy việc phân chia tài sản sẽ thế nào ạ

    • adminCTV says:

      Chào bạn,
      Đầu tiên, căn nhà được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân đứng tên bố mẹ là tài sản thuộc sở hữu của bố mẹ, không thể phân chia tài sản này.
      Thứ hai, chiếc xe mua sau khi đăng ký kết hôn là tài sản chung theo Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014, trừ trường hợp giữa vợ và chồng có thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
      Như vậy, căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định ưu tiên phân chia theo theo thỏa thuận của hai bên; nếu hai bên không có thỏa thuận thì tài sản chia đôi hoặc phân chia dựa trên các điều kiện sau :
      • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
      • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, tài sản
      • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
      • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
      Thông tin đến bạn.

  3. Nguyễn Thị Ngọc Ân says:

    Chào luật sư.. con có 1 bé gái hơn 3 tuổi với 1 bé trai hơn 4 tuổi.bây giờ con muốn ly hôn và dành quyền nuôi con không cần trợ cấp từ người chồng có được ko ạ.. hoặc người chồng nuôi hết.. con nhất quyết không chia con một là đi theo cha hết 2 là đi theo mẹ hết.. mong luật sư giải đáp thắc mắc

    • adminCTV says:

      Chào bạn,
      Hiện nay, pháp luật quy định quyền nuôi con của vợ và chồng khi ly dị sẽ được xác định bằng các cách thức sau:
      1. Sự thỏa thuận của vợ và chồng về quyền nuôi con
      2. Nếu không có thỏa thuận, Tòa quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con.
      Như vậy, trường hợp bạn thỏa thuận với chồng, nếu thỏa thuận thành, chồng bạn chấp nhận bạn nuôi 2 con và không cần trợ cấp hoặc anh ấy sẽ có quyền nuôi cả hai thì khi ly hôn quyền nuôi con sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa hai người. Trường hợp thỏa thuận không thành, Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con trực tiếp cho một bên căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con bạn.
      Thông tin đến bạn.

      • Thanhhuyen says:

        Chào luật sư .. con em bé đầu được 15 tháng và có thêm bé khác chưa sinh 5 tháng vì lý do chưa đủ tuổi nên chưa đăng ký kết hôn ,do một số lý do vk ck k ở được với nhau giờ bé đầu ai cũng giành nuôi như vậy ai sẽ có quyền nuôi con hơn ạ….

        • adminCTV says:

          Chào bạn,
          Trường hợp của bạn chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn và cũng chưa chưa đăng ký kết hôn nên khi có tranh chấp về quyền nuôi con thì theo Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình sẽ được giải quyết theo quyền của cha mẹ và con.
          căn cứ theo Điều 81 Luật HNGĐ 2014 Tòa sẽ căn cứ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con như sau:
          + Dựa trên thỏa thuận của cha mẹ
          + Nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, Tòa sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng
          + Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con
          + Con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp mẹ không đủ điêu kiện nuôi con hoặc có điều kiện thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
          Như vậy, trường hợp của bạn Tòa sẽ ưu tiên quyền nuôi con 2 con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ khi mẹ đủ điều kiện nuôi con. Trường hợp nếu người mẹ không đủ điều kiện, thì Tòa sẽ dựa trên điều kiện các bên có lợi nhất cho con để phân chia quyền nuôi con.
          Thông tin đến bạn.

  4. Nguyên văn đạt says:

    E chào luật sư. E có một vấn đề mong luật sư tư vấn giúp ạ. E và vợ có 2 con chung,1 đứa trên 3 tuối và một đứa mới sinh được 4 tháng. Vì nhiều lý do và sống không hạnh phúc nên cả 2 muốn ly hôn. Trước đây e và vợ cùng làm việc bên nước ngoài và có sinh đứa đầu cùng nhau chăm sóc đến 1 tuổi thì gửi về cho ông bà nội chăm (nay được hơn 3 tuổi), sau do 2 vợ chông vẫn tiếp tục làm việc bên nước ngoài sau đó mang bầu thêm 1 đứa nữa thì vợ về việt nam đẻ ( nay con đã được 4 tháng tuổi) còn chồng vẫn ở lại làm bên nước ngoài. Vậy e muốn hỏi ls là nếu ly hôn thì quyên giành nuôi con sẽ được giải quyết như thế nào ạ. Cả 2 đều muốn giành quyền nuôi con ạ. Mong luật sư tư vấn giúp e. E cảm ơn ạ

    • adminCTV says:

      Chào bạn,
      Theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì Tòa sẽ căn cứ dựa trên thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không có thỏa thuận thì sẽ căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt mà giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Đồng thời, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng ( trừ trường hợp mẹ không đảm bảo được điều kiện về mọi mặt cho con
      Trường hợp của bạn có 2 con 3 tuổi và 4 tháng tuổi thì bé 4 tháng sẽ được nuôi dưỡng bởi bạn nếu bạn bảo đảm được điều kiện nuôi dưỡng bé. Ngoài ra, nếu bạn chứng minh được mình có điều kiện về nuôi dưỡng con cả về vật chất lẫn tinh thần tốt hơn đồng thời chồng bạn không đáp ứng điều kiện đó vì ở bên nước ngoài làm việc thì bạn có thể nhận nuôi cả hai con.
      Thông tin đến bạn.

      • Anh says:

        Chào luật sư con có 1 bé 8tháng và 1 bé 28thág.h muốn ly hôn nhưng ck con đòi nuôi 1 đứa.vậy luật sư cho con hỏi con có thể giành quyền nuôi cả 2 k ạ

        • adminCTV says:

          Chào chị, theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ một số trường hợp như: người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng,…thì quyền nuôi dưỡng con cái sẽ có sự thay đổi.
          Để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn, chị vui lòng liên hệ số điện thoại: 0847402479 (Chuyên viên tư vấn pháp lý Tâm Như)

  5. Thuỷ says:

    Chào luật sư . E muốn hỏi vck e đã ly hôn dc gần 1 năm e nhận nuôi bé trai 8 và 10 tuổi. Nhưng sắp tới e đi ra nước ngoài làm vc . 2 bé vẫn muốn ở với ông bà ngoại ko về với bố . Bố cháu có ý định đưa cả 2 cháu về nuôi lấy lý do e đi nước ngoài. Nhưng về cách giáo dục con thì bố cháu ko chăm sóc dc lên e rất muốn dc a tư vấn thêm cho e biết cách giải quyết ak

    • adminCTV says:

      Chào bạn,
      Theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tòa sẽ căn cứ vào thỏa thuận của bạn và chồng để xác định quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận sẽ căn cứ dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con để giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng ngoài ra khi con trên 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con.
      Trường hợp của bạn, giữa 2 vợ chồng đều chưa có thỏa thuận thống nhất và cả 2 con của bạn đều trên 7 tuổi thì sẽ căn cứ xác định việc nuôi dưỡng con cái sẽ dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con và nguyện vọng của con.
      Đầu tiên, bạn là người đang trực tiếp nuôi dưỡng nhưng sắp tới ra nước ngoài làm việc và việc nuôi dưỡng sẽ do ông bà ngoại thay thế. Như vậy, bạn cần phải chứng minh được bạn vẫn sẽ bảo đảm việc nuôi dưỡng đầy đủ cho con về mọi mặt từ điều kiện vật chất, tinh thần ngay cả khi bạn ra nước ngoài làm việc.
      Thứ hai, chồng bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nuôi dưỡng 2 con bởi lí do bạn ra nước ngoài làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng người chồng không đủ điều kiện tốt để giáo dục 2 con và nếu ở với bạn 2 con có thể được bảo đảm về chuyện giáo dục thì bạn cần chứng minh về điều này.
      Cuối cùng, vì cả 2 con bạn đều trên 7 tuổi cho nên việc nuôi dưỡng cũng sẽ phụ thuộc vào nguyện vọng của hai con. Cho nên khi xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con, bạn cần chứng minh khi ở với ông bà ngoại, hai bé vẫn được đảm bảo đầy đủ mọi mặt về lợi ích, chứng minh chồng bạn không đảm bảo điều kiện giáo dục 2 con và 2 con đều có nguyện vọng ở với ông bà ngoại bạn nhé.
      Thông tin đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.