Đăng ký mã vạch trọn gói

Các sản phẩm hiện nay khi lưu hành trên thị trường trên bao bì thường có một dãy các vạch và các khoảng trống song song được sắp xếp xen kẽ theo một quy tắc mã hóa nhất định để các thiết bị kỹ thuật số đọc hiểu thông số, đó là mã vạch. Bên dưới mã vạch là một dãy mã số tương ứng để người đọc có thể nhận biết thông tin của sản phẩm. Vậy làm thế nào để đăng ký mã vạch lên sản phẩm? Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý mã vạch đó?

Định nghĩa đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Mã số mã vạch hiện nay là một trong những công nghệ có chức năng nhận dạng dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc chính là đặt cho đối tượng một dãy số hoặc dãy chữ và số và thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể nhận biết được.

Vậy đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm đơn giản là tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) và sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Dựa trên mã số mã vạch đã được cấp, tổ chức, cá nhân đó sẽ in mã số mã vạch trên từng sản phẩm, hàng hóa và có thể tiến hành tra cứu thông qua một số phần mềm.

Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

  • Giúp các doanh nghiệp quản lý sản phẩm/hàng hóa của mình dễ dàng hơn.
  • Các cơ quan quản lý dễ dàng trong việc quản lý sản phẩm và xác định nhanh chóng các tổ chức cung cấp các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng.
  • Tạo được uy tín với khách hàng vì khi quét mã vạch, những thông tin về nhà sản xuất, thông tin về sản phẩm, hàng hoá đó sẽ được thể hiện đầy đủ.
  • Giúp tổ chức dễ dàng tham gia vào hệ thống bán lẻ trên toàn quốc;
  • Dễ dàng trong đăng ký hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài và đảm bảo được các hoạt động cung ứng hàng hóa quốc tế
  • Tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu kiểm kê, tính toán, thông tin một các nhanh chóng với tính chính xác và hiệu suất cao.
Bài viết liên quan  Đăng ký nhãn hiệu trọn gói

Việc không đăng ký mã số mã vạch sản phẩm có vi phạm pháp luật?

Các quy định của pháp luật hiện nay không bắt buộc các chủ thể phải đăng ký mã số mã vạch. Tuy nhiên, theo điều 27

Thế nhưng trong một số trường hợp, tổ chức, cá nhân có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể tại khoản 1,2,6  Điều 32, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã quy định:

“Mức phạt tiền sẽ  từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây của cá nhân, tổ chức:

  1. a) Không đăng ký lại với cơ quan quản lý khi có sự thay đổi hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
  2. b) Không tuân thủ thực hiện thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
  3. c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu theo quy định pháp luật về mã số mã vạch;
  4. d) Không khai báo và cập nhật danh mục (GTIN) và mã số (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền.”
  5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Ngoài ra, áp dụng các biện pháp khắc phục là buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm:

  • Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo mẫu quy định;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận hộ kinh doanh gia đình hoặc bảo sao công chứng Giấy chứng nhận hợp tác ;
  • Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (kế khai theo biểu mẫu).

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch của sản phẩm

Bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại GS1

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tổ chức, cá nhân có mong muốn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch tiến hành nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Sauk hi tiếp nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ và thông báo tới cá nhân, tổ chức đăng ký về trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa trong thời hạn 05 ngày làm việc. 

Bài viết liên quan  Đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân về mã số thông qua địa chỉ Gmail đăng ký ban đầu. Tổ chức, cá nhân đóng lệ phí nhà nước và cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Bước 3: Luật Inslaw đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao cho quý khách.

Quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm tại Luật Inslaw

  • Tư vấn lựa chọn loại mã số mã vạch theo nhu cầu, số lượng mã số mã vạch phù hợp;
  • Tư vấn và chuẩn hóa hồ sơ đăng ký mã số mã vạch;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 
  • Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và giải trình với chuyên viên khi được yêu cầu;
  • Nhận kết quả và bàn giao tận nhà cho quý khách;
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong quá trình sử dụng mã số mã vạch.

Chi phí đăng ký mã số mã vạch tại Luật Inslaw

Phí nhà nước:

STT Loại mã Phí cấp và hướng dẫn sử dụng (VNĐ) Phí duy trì hàng năm (VNĐ)
Mã doanh nghiệp GS1
1 7 chữ số (phân bổ được cho trên 10.000 dưới 100.000 loại sản phẩm) 1.000.000 2.000.000
2 8 chữ số (phân bổ được cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm) 1.000.000 1.500.000
3 9 chữ số (phân bổ được cho trên 100 dưới 1.000 loại sản phẩm) 1.000.000 800.000
4 10 chữ số (dưới 100 loại sản phẩm) 1.000.000 500.000

Phí dịch vụ của Luật Inslaw

Phí dịch vụ của Luật Inslaw bao gồm tư vấn, soạn hồ sơ và thực hiện việc dịch vụ đăng ký mã vạch. Để nhận được bảng báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hà Nội.

Đăng ký mã số mã vạch ở đâu tại Hà Nội

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Số 8 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Kết quả nhận được

Sau khi hồ sơ đăng ký hợp lệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 132/2008/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã số mã vạch

Câu hỏi 1: Tại sao cần cả mã số và mã vạch mà không phải một trong hai, mã số hoặc mã vạch?

Đáp:

Bài viết liên quan  Đăng ký bản quyền phần mềm

Mã số được dùng để gán cho đối tượng cần quản lý mà nếu không có sự định danh này, cá nhân và tổ chức sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc để quản lý. Do vậy,mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là dãy các vạch và các khoảng trống song song được sắp xếp xen kẽ theo một quy tắc mã hóa nhất định để các thiết bị kỹ thuật số đọc hiểu thông số).

Ví dụ: Mã vạch sản phẩm được nhân viên siêu thị quét mã khi tiến hành thanh toán sản phẩm đó.

Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà mã số mã vạch đã trở thành công cụ thông minh, nhanh chóng, chính xác, tự động…. đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng trong thời kỳ 4.0 hiện nay.

Câu hỏi 2: Có bao nhiêu loại mã số mã vạch theo quy định hiện hành?

Đáp:

Các loại mã số GS1 gồm:

  1. Mã địa điểm toàn cầu GLN;
  2. Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
  3. Mã container vận chuyển theo seri SSCC;
  4. Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
  5. Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
  6. Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI và một số loại mã đặc thù khác;

Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:

  1. Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
  2. Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
  3. Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…

Câu hỏi 3: Mã đáp ứng nhanh QR (quick response) là gì?

Đáp:

Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên toàn thế giới. Ưu điểm của QR là:

  • Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh khổng lồ
  • Tiết kiệm được phần lớn diện tích
  • Mã hóa được tất cả các loại ký tự quốc tế (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản …)
  • Chính xác và an toàn khi tiến hành quét

Luật Inslaw với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm cùng các chuyên gia hang đầu về doanh nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, kế toán –thuế, tư vấn thường xuyên, pháp chế nội bộ doanh nghiệp,…

Bạn đang xem bài viết “Đăng ký mã vạch trọn gói với mức ưu đãi chi phí lên đến 50%” tại chuyên mục “dịch vụ sở hữu trí tuệ”

About The Author

Xem các đơn hàng khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.